NHÓM TIN TỨC VÀ CHỈ SỐ CỦA ĐỒNG TIỀN CHUNG EUR

► German Prelim CPI m/m

Chỉ số giá tiêu dùng sơ bộ của Đức. Lý do gọi là sơ bộ (preliminary) là bởi vì ngoài chỉ số này, Cục thống kê của Đức còn công bố một con số khác gọi là Final CPI. Đây mới là con số CPI cuối cùng. Nhưng trader nhìn con số sơ bộ này để tiên đoán con số chính thức kia. Vì là quốc gia đứng đầu khối , nên chỉ số này cũng như bao chỉ số kinh tế khác nói chung của quốc gia Đức đều trở nên đặc biệt quan trọng hơn các quốc gia còn lại. Phản ứng của thị trường chứng khoán Châu Âu và đồng EUR tương tự như thị trường tài chính Mỹ phản ứng với chỉ số CPI của nó.

► CPI Flash Estimates y/y

Đây là con số ước lượng lạm phát của cơ quan thống kê Châu Âu dựa trên data của 13 quốc giá có báo cáo CPI sớm nhất. Cũng giống như con số Prelim CPI của Đức bên trên, con số này bao gồm hai phiên bản. Một gọi là ước lượng và một gọi là chính thức. Báo cáo chính thức thường được công bố sau báo cáo sơ bộ này chừng 2 tuần. Đây là một trong những con số quan trọng nhất và được công bố sớm nhất nên tác động của nó cũng đường nhiên thuộc hàng mạnh nhất. Phản ứng của thị trường nói chung giống với phản ứng của thị trường tài chính Mỹ với chỉ số CPI của nó. 

► European Court of Justice Ruling

Đây là phát biểu (quan điểm) của tòa án công lý Châu Âu về mức độ phù hợp đối với chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Châu Âu. Nếu quan điểm này tán đồng với chính sách của ECB thì đồng EUR cùng với chứng khoán khu vực đồng tiền chung sẽ tăng mạnh. Ngược lại nếu quan điểm của họ và ECB không nhất quán thì market sẽ bearish cho thị trường tài chính Euro nói chung

► German ZEW economic sentiment

ZEW= Zentrum für EuropäischeWirtschaftsforschung (tiếng Đức) = Central for European Economic Research. Đây là một tổ chức của Đức chuyên nghiên cứu nền kinh tế của Châu Âu, trên phương diện đó họ mới đi xây dựng nên một báo cáo gọi là German ZEW economic sentiment để đo lường cái cảm nhận (kỳ vọng) về nền kinh tế trong tương lai dựa trên việc khảo sát 275 người bao gồm các nhà đầu tư và phân tích gia trên thị trường. Vì đối tượng được khảo sát là các nhà investor và analyst nên phản ảnh của họ đại diện cho kỳ vọng của thị trường về nền kinh tế nói chung. Chỉ số tăng cao hơn kỳ vọng là phản ảnh kỳ vọng của thị trường về một nền kinh tế sẽ tốt hơn trong tương lai, chứng khoán Châu âu và đồng EUR vì thế mà tăng cao. Điều ngược lại có nghĩa là thị trường đang negative về viễn ảnh kinh tế tương lai. 

► Minimum Bid Rate

Xem phần viết về đồng EUR

► ECB Press Conference

Sau khi công bố quyết định về lãi suất (bên trên) thì ECB tiến hành tổ chức họp báo. Kỳ họp này bao gồm có chủ tịch và phó chủ tịch ECB. Mỗi cuộc họp kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ và được chia làm hai phần. Trong phần một, chủ tích or phó chủ tịch ECB sẽ đọc các quyết định cùng với quan điểm chung của ECB. Sang đến phàn hai người ta gọi là Q&A secsion. Lúc đó các nhà báo sẽ đặt câu hỏi và ECB sẽ có trách nhiệm trả lời. Trong phần này market thường trở nên rất biến động. Nhiều khi nó xoay chiều luôn với xu hướng lúc trước. Lý do có thể là trong phần hỏi đáp ECB thể hiện quan điểm đi ngược lại với quyết định tăng giảm minimum bid rate vừa ra trước đó. 

► French Flash Manufacturing PMI

Tương tự như chỉ số ISM Manufacturing PMI của Mỹ.

► German Flash Manufacturing PMI

Tương tự như chỉ số ISM Manufacturing PMI của Mỹ.

► German Ifo Business Climate

Cái này là chỉ số môi trường kinh doanh của Đức. Đây là kết quả dựa trên việc khảo sát 7000 nhà kinh doanh ở nhiều lãnh vực chính trong nền kinh tế. Bao gồm trong đó là các nhà sản xuất, xây dựng, các nhà bán lẻ và bán sỉ… Chỉ số này được công bố vào quãng tuần thứ ba của tháng. Lý do chỉ số này trở nên quan trọng là bởi vì các người làm kinh doanh là những người nhậy cảm với sự biến đổi trong môi trường kinh doanh nhất. Cho nên sự thay đổi cảm tính của họ phản ánh khá nhanh và chính xác về hiện trạng nền kinh tế nói chung. Thị trường chứng khoán và đồng EUR sẽ lên cao nếu chỉ số này được công bố cao hơn kỳ vọng. 

► Eurogroup Meetings

Đây là cuộc họp bàn về các vấn đề lớn nói chung của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Thành phần tham dự của nó bao gồm chủ tịch Châu âu, chủ tịch ngân hàng trung ương ECB và các bộ trưởng tài chính mỗi nước. Tùy vào vấn mỗi vấn đề hiện tại mà họ có thể tổ chức tiến hành các cuộc họp bất thường hay tiến hành họp nhóm riêng lẻ. Phản ứng của thị trường với các cuộc họp bàn này tùy thuộc mỗi câu chuyện cụ thể nhưng nhìn chung market thường trở nên thận trọng hơn trước mỗi cuộc họp này. Nếu sau cuộc họp mà quyết định đưa ra đi ngược lại với kỳ vọng thị trường thì market sẽ trở nên rất biến động. 

► ECB Monetary Policy Meeting Accounts

Đây là cuộc họp bàn của ngân hàng trung ương Châu âu ECB. Giống như các kỳ họp FOMC của the FED. Nó được tổ chức 8 lần một năm và thời điểm tổ chức là 4 tuần sau mỗi quyết định về lãi suất.