NHÓM TIN TỨC VÀ CHỈ SỐ CỦA ĐỒNG BẢNG ANH

► Manufacturing PMI

(Xem chỉ số ISM Manufacturing PMI của Mỹ) 

► Contruction PMI 

Tương tự như chỉ số PMI nhưng nó được tính riêng cho ngành xây dựng. Kết quả của nó dựa trên việc khảo sát 170 giám đốc trong ngành này. Chỉ số này trên 50 là ngành xây dựng đang phát triển mở rộng quy mô, dưới 50 là ngành này đang thu hẹp. 

► Services PMI

Là PMI của lãnh vực dịch vụ. 

► Official Bank Rate

(Xem phần viết về đồng bảng anh )

► Manufacturing Production m/m 

Đo lường hiệu quả lao động trong sản xuất hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế Anh. Chi phí đơn vị lao động ảnh hưởng đến chi phí lao động trong việc sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra, cả hai được xem là chỉ số xu hướng lạm phát trong tương lai. Sản phẩm sản xuất rất quan trọng vì nó cho phép tăng lương và kinh tế tăng trưởng nhanh mà không có hệ quả của lạm phát. Đây là đề tài nóng gần đây đối với các nền kinh tế mạnh, có thị trường lao động khá căng thẳng và lạm phát chưa được giải quyết tốt, số liệu về sản phẩm sản xuất cho nhà đầu tư thấy được rằng chứng khoán và trái phiếu được mong đợi thay đổi như thế nào, và phản ứng của thị trường qua những công bố này chỉ ra sự đúng đắn trong tăng trưởng sản phẩm sản xuất. 

► CPI m/m

Xem chỉ số CPI của Mỹ 

► Everage Earning Index 3m/y 

Đây là chỉ số thu nhập tính trung bình 3 tháng một lần của Anh. Tác động và ý nghĩa của nó tương tự như chỉ số Everage Earning Hours trong báo cáo NFPs của Mỹ. 

►Claimant Count Change 

Chỉ số này có ý nghĩa tương tự như chỉ số Unemployment Claims của Mỹ. Điểm khác biệt ở đây nằm trong cách tính toán và khoảng thời gian tính toán mà thôi. Trong khi của Mỹ họ thông kê lượng số đơn xin trợ cập thất nghiệp theo hàng tuần thì ở Anh người ta tính toán sự thay đổi trong số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo mỗi tháng. Ý nghĩa và phản ứng của thị trường 

bạn đọc vui lòng tham khảo phần viết về chỉ số Unemployment Claims. 

►MPC Official Bank Rate Votes 

MPC = Monetary Policy Committee tức là Ủy ban chính xác tiền tệ của Anh. Chỉ số này được cống bố dưới format dạng x-y-z (với 0 ≤ x, y, z ≤ 9). Có điều kiện này là bởi vì người ta đi lấy phiếu về quan điểm tăng giảm lãi suất của 9 chú làm việc trong MPC . Với x là số chú MPC bảo nên tăng lãi, y là số chú MPC bảo giảm lãi và z là số chú MPC trả có ý kiến gì (giữ nguyên lãi suất). Với format như vậy khi x tăng or y giảm thì đồng Bảng tăng giá đồng thời thị trường chứng khoán Anh giảm giá. 

►Retail Sales m/m

Xem chỉ số Retail Sales của Mỹ. 

►Prelim GDP q/q 

Đây là chỉ số tổng sản lượng trong nền kinh tế quốc dân được tính theo quý của Anh. Chỉ số này được công bố dưới ba thể loại. Cái thứ nhất gọi là chỉ số sơ bộ, cái thứ nhì gọi là chỉ số ước tính lại lần hai và cái thứ ba gọi là Final GDP. Con số Prelim q/q bên trên là con số được công bố đầu tiền nên phản ứng của thị trường với thể loại GDP này là mạnh nhất. GDP tăng có ý nghĩa nền kinh tế đang mở rộng do đó chứng khoán tăng. GDP giảm ám chỉ nền kinh tế đang thu hẹp, chứng khoán vì thế mà giảm. GDP giảm hai quý liên tiếp kinh tế gia định nghĩa đó là kỳ suy thoái đã bắt đầu. 

►BoE Inflation Report 

Báo cáo lạm phát của ngân hàng trung ương Anh là một ấn bản được công bố hàng quý. Tuy là công bố theo quý nhưng nội dung của nó bao gồm những nhận định về lạm phát và triển vọng nền kinh tế cho tận hai năm tiếp theo. Chính vì nó thể hiện cái nhìn của một cơ quan đứng đầu trong nền kinh tế về các biến số kinh tế quan trọng nhất nên đương nhiên nó trở thành một trong những báo cáo được thị trường mong đợi nhất. 

►Inflation Report Hearings 

Cái này thì giống như phiên điều trần của chủ tịch Fed trước lưỡng viện Hoa Kỳ. Nhưng điểm khác ở đây là trong khi phiên điều trần của Fed chỉ có 2 lần một năm và do chủ tích Fed thủ vai chính thì với Anh những phiên điều trần như thế diễn ra mỗi quý một lần. Diễn viên chính bao gồm thống đốc ngân hàng trung ương BoE và một vài thành viên trong Ủy bán chính sách tiền tệ của anh.