ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỒNG TIỀN CHÍNH-NEW ZEALAND (NZD)

Khái quát chung

Nông nghiệp

Ngành nông nghiệp, bao gồm đất đai, lao động, vốn và các dịch vụ liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, chiếm một tỉ lệ khoảng 6% tổng sản phẩm nội địa. Việc sản xuất các loại thực phẩm chính chiếm khoảng 3% tổng sản phẩm nội địa. Tuy nhiên các hoạt động phân phối, bao gồm vận tải, tài chính nông thôn và bán lẻ, vốn có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, đã chiếm tỉ lệ 16% trong tổng sản phẩm nội địa.

Vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế của New Zealand đã được nêu bật trong các mùa Hè 1997/98 và 1998/99, khi các cơn hạn hạn đã tác động nghiêm trọng đến sản lượng nông nghiệp, làm giảm sút lượng hàng xuất khẩu và giảm sự tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa. Trong các năm 2000/01 và 2001/02, điều kiện thời tiết đã thuận lợi hơn, kéo theo sự gia tăng sản lượng sữa và sản lượng thịt cừu.

Ngành chủ lực này đã có sự đóng góp lớn vào tổng lượng xuất khẩu của New Zealand, ở mức 50% tổng sản phẩm xuất khẩu.

Sự thay đổi trong cấu trúc sản xuất ở nông nghiệp trong vòng 10 năm qua đã phản ánh sự phục hồi của nhiều loại hình nông nghiệp, trong đó sản lượng về bò sữa và hươu là vượt trội nhất: Số lượng bò sữa đã gia tăng từ 3,4 triệu con của năm 1990 đến khoảng 4,7 triệu con của năm 2001, phản ánh sự phục hồi tốt trong các sản phẩm về sữa; Số lượng hươu ở mức ổn định khoảng 1,4 triệu con trong khoảng giữa thập niên 1990, và đã leo lên mức 2,6 triệu con vào giữa năm 2001; Số lượng bò thịt lên đến đỉnh điểm là 5,2 triệu con vào giữa năm 1995, nhưng hai năm hạn hán liên tiếp đã làm giảm số lượng này. Vào giữa năm 2001 số lượng bò thịt còn khoảng 5 triệu con; Số lượng cừu đã giảm từ mức 65 triệu con trong cuối thập niên 1980 xuống còn khoảng 44 triệu con vào giữa năm 2001.

Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp đã tiên đoán là vào thời kỳ 2002 – 2006, giá trị xuất khẩu về thịt và sữa sẽ gia tăng, trong khi số lượng xuất khẩu len sẽ giảm sút đôi chút. Nghề làm vườn đã trở nên ngày càng quan trọng, với các mặt hàng chính là táo và quả kiwi. Những mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác bao gồm rượu vang, hành, rau chế biến, bí và các loại hạt. Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm nghề vườn là khoảng 2 tỉ NZD trong năm 2002.

Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp cho giai đoạn 2002 – 2006, giá trị xuất khẩu quả kiwi sẽ duy trì ở mức cũ, trong khi những mặt hàng nghề vườn khác sẽ gia tăng. Nho và lê là các loại quả trồng được nhanh nhất trong nghề vườn.

Trong các mặt hàng xuất khẩu thì sữa, các loại quả có hạt và quả kiwi cho đến gần đây vẫn là những mặt hàng xuất khẩu được số lượng nhiều nhất. Đối với các loại quả có hạt và quả kiwi, tình hình đã thay đổi từ tháng 5 năm 2001 khi hai ban xuất khẩu trở thành công ty (ENZA và ZESPRI) do các nhà trồng trọt làm cổ đông. Trong tình trạng các qui định bị bãi bỏ, hiện nay ENZA chỉ xuất khẩu được 50% lượng hàng. ZESPRI thì vẫn độc quyền trong việc xuất khẩu quả kiwi đến các nước khác ngoài nước Úc.

Lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp đã tăng trưởng 6,2% trong năm 2002. Ngành này chiếm tỉ lệ khoảng 1,4% trong tổng sản phẩm nội địa và là cơ sở quan trọng của bộ phận xuất khẩu với hơn 67% lƣợng gỗ trong các rừng trồng đã được xuất khẩu dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó có gỗ tròn, gỗ miếng, ván xẻ, các sản phẩm từ gỗ tấm, bột giấy và giấy, cùng với những loại sản phẩm khác về gỗ trong đó có đồ gỗ trang bị trong nhà. Trong năm 2002, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm lâm nghiệp là 3.397 triệu NZ$, chiếm tỉ lệ 10,4% tổng lượng hàng xuất khẩu của New Zealand. Những thị trường lớn nhất cho các sản phẩm lâm nghiệp này là Nhật và Úc. Ngoài ra Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan là những nước châu Á có thị trường đang phát triển cho việc xuất khẩu lâm sản của New Zealand.

Lượng lâm sản xuất khẩu năm 2002 đã gia tăng 9,8%, với sự đóng góp của thị trường Úc làm vật đệm cho sự giảm sút của các đối tác mậu dịch khác.

Khí hậu và đất đai của New Zealand rất phù hợp cho việc trồng rừng. Các loại rừng trồng cho sản xuất chiếm diện tích 1,7 triệu héc ta và cung ứng tớí 99% sản lượng gỗ của cả nước. Loại thông Radiata, vốn chiếm 90% lượng cây trồng, trưởng thành trong vòng 25 đến 30 năm, nhanh gấp đôi so với các cây mọc tự nhiên ở California. Loài cây này đã được đầu tư đáng kể trong việc nghiên cứu vì nó mới xuất hiện từ thế kỷ trước và đã thể hiện được nhiều công dụng khác nhau. Khoảng 35% rừng trồng cho sản xuất ở New Zealand thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của hai công ty tư nhân. Ngoài ra 9 công ty cỡ vừa sở hữu 22% số lượng rừng trồng. Có 6% lượng rừng trồng thuộc sở hữu của chính quyền trung ương, do Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp cùng với hai công ty nhà nước quản lý. Chính quyền địa phương sở hữu 3% lượng rừng này, trong khi số còn lại (34%) thuộc sở hữu của tư nhân. Tuy nhiên các thành phần sở hữu về rừng đã có thay đổi Hầu hết số cây mới trồng thuộc sở hữu của các nghiệp đoàn và một số công ty nhỏ của tư nhân.

Tổng lượng gỗ trong rừng của New Zealand năm 1999 vào khoảng 353 triệu khối. Trong năm 2002, có khoảng 20,5 triệu khối gỗ đã được đốn hạ trong các khu rừng trồng cho sản xuất trong đó 13,5 triệu khối dành cho xuất khẩu. Số lƣợng xuất khẩu này bao gồm một dải rộng các loại sản phẩm, từ gỗ xẻ (3,9 triệu khối), gỗ tấm (1,3 triệu khối), bột gỗ (1,5 triệu tấn), và giấy và bìa cứng (847.000 tấn). Số lượng gỗ tròn xuất khẩu là 7,4 triệu khối. Những dự báo về lượng gỗ cung ứng cho thấy rằng số lượng này sẽ gia tăng từ 20,5 triệu khối lên 31 triệu khối vào năm 2006.

Ngư nghiệp

New Zealand có một đặc khu kinh tế chiếm diện tích 3,1 cây số vuông ở biển, với nhiều loại hải sản như các loại cá ven bờ, các loại cá ở biển sâu, mực ống và cá ngừ. Ngư nghiệp đã phát triển thành một ngành công nghiệp lớn ở New Zealand và hiện nay xếp hàng thứ tư về mức thu nhập từ xuất khẩu. Cá và các loại hải sản khác đã có giá trị xuất khẩu là 1.339 triệu NZD trong năm 2002, chiếm khoảng 4,3% tổng lượng hàng xuất khẩu.

Khoảng một nửa sản lượng các loại hải sản này đã được xuất khẩu, trong đó có những loài quan trọng như trai môi xanh, cá thu, mực ống và cá ngừ. Một số lượng nhỏ hơn nhưng có giá trị cao trong xuất khẩu bao gồm tôm hùm và bào ngư. Những thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật và Úc. Nước vùng bờ biển không bị ô nhiễm của New Zealand là môi trường tốt để nuôi trồng thủy sản. Những loài chính được nuôi ở đây có hàu Thái Bình Dương, trai môi xanh và cá hồi. Người ta đã có kế hoạch cho việc nuôi thêm những loài mới trong vòng vài năm tới.

Số lượng tàu đánh cá của New Zealand đã gia tăng đáng kể trong mấy năm gần đây và số tiền đầu tư vào quá trình chế biến cũng gia tăng. Những tàu nước ngoài do các công ty New Zealand thuê cũng hoạt động rộng rãi khắp cả nước. Việc bảo tồn hải sản và quản lý nghề đánh cá được dựa trên cơ sở một hệ thống quản lý theo hạn ngạch được lập ra để bảo vệ các nguồn đánh cá, đồng thời vẫn tạo điều kiện tối ưu cho việc khai thác kinh tế. Hệ thống này sử dụng các lực lượng thị trường cùng với sự đánh giá khoa học về trữ lượng hải sản để đặt ra các quyền đánh cá mà không làm hạn chế thô bạo đến các phương pháp đánh bắt. Trong phạm vi hệ thống quản lý theo hạn ngạch, một số những nhiệm vụ quản trị như việc cho đăng ký hạn ngạch mua bán hải sản và số lượng tàu đánh cá, đã được ủy thác cho ngành công nghiệp đánh cá.

Năng lượng và khai thác mỏ

New Zealand có một một nguồn tài nguyên đáng kể về năng lượng, với trữ lượng lớn về than, khí thiên nhiên và dầu mỏ, cùng với địa hình và khí hậu hỗ trợ tốt cho việc phát triển thủy điện. Trong những loại khoáng sản chính đã được khai thác, ngoài than ra còn vàng, bạc, quặng sắt, nhiều loại khoáng sản khác dùng cho công nghiệp và sỏi dùng trong xây dựng.

Các chƣơng trình khai thác tài nguyên của New Zealand đã đƣợc tăng tiến sau cơn sốt dầu mỏ năm 1973. Lƣợng dầu mỏ và khí đốt khai thác được đã gia tăng và các chương trình bảo tồn năng lượng cũng được phát triển và xúc tiến. Kết quả là New Zealand đã có khả năng cung ứng một tỉ lệ đáng kể về năng lượng cho nhu cầu của mình.

Kể từ năm 1984, chính phủ đã tách các hoạt động thương mại của ngành năng lượng ra khỏi các chính sách và quy định, đồng thời bãi bỏ sự kiểm soát trước đây đối với thị trường về dầu mỏ, khí đốt và điện lực. Nhưng hạn chế trong các lĩnh vực đặc quyền đã được bãi bỏ: hoạt động của các cơ quan cung ứng điện năng được liên kết với nhau và các chế độ tiết lộ thông tin đã được áp dụng cho các nghành công nghiệp về điện năng và khí đốt.

Khí Thiên nhiên

Khí thiên nhiên hiện nay được sản xuất tại vùng Taranaki ở Đảo Bắc, từ mỏ dầu lớn Maui ngoài khơi, và các mỏ dầu nhỏ hơn trên cạn. Trong những năm gần đây, một tỉ lệ khí đốt ngày càng tăng (48% trong năm 2002) đã được sử dụng cho việc phát điện. Một tỉ lệ 37% đƣợc dùng cho ngành hóa dầu để sản xuất methanol và amoniac. Số 15% còn lại được phân phối ở Đảo Bắc để làm nhiên liệu.

Dầu mỏ

Mức sản xuất dầu mỏ của New Zealand năm 2002 là 1,42 triệu tấn, trong đó 1,2 triệu tấn đã được xuất khẩu. Cùng năm này, lượng xăng dầu sản xuất nội địa là 1,5 triệu tấn. Lượng tiêu thụ nội địa về xăng dầu là 2,3 triệu tấn. Tổng lượng tiêu thụ nội địa về xăng, dầu diesel, chất đốt và những sản phẩm dầu mỏ khác vào khoảng 5 triệu tấn.

Than

Nguồn tài nguyên về than là rất rộng lớn ở New Zealand, với 8,6 tỉ tấn có thể khai thác đƣợc từ 42 mỏ than. Trong số này, 80% là than mềm có chủ yếu ở Đảo Nam, 18% là than đen thứ cấp có chủ yếu ở vùng Waikato phía Nam của Auckland, và 5% là than đen có chủ yếu ở Bờ biển Tây của Đảo Nam. Than mềm phần lớn được sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp, và than đen thứ cấp được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất thép, phát điện và sưởi ấm trong nhà. Than đen, có rất ít tro, là loại than cốc với lượng lưu huỳnh nhỏ, được xuất khẩu là chính để sử dụng cho ngành luyện kim.

Tổng trữ lượng than của New Zealand vào khoảng 15 tỉ tấn. Trong năm 2002 tổng lượng sản xuất than là 3,9 triệu tấn, trong số đó có khoảng 1,8 triệu tấn than cốc đã được xuất khẩu .

Điện năng

Năm 1994 chính phủ đã bắt đầu một quá trình tái cấu trúc lại các cơ quan về điện năng của nhà nước để đạt hiệu quả cao hơn trong các ngành công nghiệp sản xuất, phân phối và bán lẻ điện năng. Công cuộc này cũng liên quan đến việc yêu cầu các công ty điện địa phương tách rời quyền sở hữu và việc kiểm soát đối với các bộ phận kinh doanh sản phẩm ra khỏi các hoạt động bán lẻ và sản xuất năng lượng.

Kết quả là chức năng truyền điện và phát điện của công ty sở hữu nhà nước là Công ty Điện lực New Zealand (ECNZ), đã được tách rời, với một công ty mới là Transpower đảm nhiệm chức năng truyền điện. Tài sản của công ty ECNZ cũng được phân chia, với khoảng một phần ba được tư hữu hóa và nay đang hoạt động với tên Contact Energy, phần còn lại được chia thành 3 công ty cạnh tranh với nhau: Meridian Energy, Genesis Power và Mighty River Power.

Ba công ty mới tách rời cùng với công ty Contact Energy có tổng công suất chiếm khoảng 80% điện năng cả nước, trong năm 2002 đã sản xuất được 7.000 Mega Watt điện. Các công ty tư nhân sản xuất 20% lượng điện còn lại. Trong năm 2002, lượng thủy điện sản xuất được chiếm 56% tổng lượng điện cả nước, nhiệt điện chiếm tỉ lệ 30%, sản xuất bằng địa nhiệt chiếm 7,5%. Có một lượng điện năng đã được sản xuất bằng sức gió, mặc dù nhỏ (chiếm khoảng 0,4%) nhưng ngày càng gia tăng.

Ngân hàng trung ương (Dự trữ) New Zealand

The Reserve Bank of New Zealand (RBNZ)- ngân hàng dự trữ New Zealand là ngân hàng trung ương, chịu trách nhiệm hoạch định và thực thi các chính sách tài chính tiền tệ của đất nước thông qua Ủy ban chính sách tiền tệ, là một cơ quan trong nội bộ ngân hàng. Không giống với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, RBNZ tập trung phần lớn quyền lực vào thống đốc ngân hàng. Thống đốc ngân hàng cũng với bộ trưởng tài chính là những người trực tiếp thiết lập các chính sách lãi suất và tỉ giá. RBNZ thường sử dụng hai công cụ chính trong thực thi chính sách tiền tệ là Official cash rate (overnight rate) và Objectives for fiscal policy (các mục tiêu chính sách tài khóa).

Official cash rate (OCR)

Đây là mức lãi suất được công bố định kỳ trên trang forexfactory. Mặc dù cũng là một overnight rate giống như của ngân hàng trung ương Canada, nhưng cơ chế hoạt động của nó có đôi chút khác biệt. Thực tế, khi các ngân hàng thương mại đến vay tiền từ RBNZ cho mục đích thanh khoản(vay qua đêm để đáp ứng tỉ lệ dự trữ bắt buộc) họ phải trả cho ngân hàng trung ƣơng New Zealand một mức lãi suất là OCR + 25 điểm cơ bản (basic point). Ngược lại khi họ gởi tiền vào RBNZ thì họ chỉ được hưởng mức lãi suất tại OCR – 25 điểm cơ bản mà thôi. Rõ ràng, cơ chế này thúc đẩy luồng vốn trong các ngân hàng nhiều hơn. Vì khi thiếu tiền cho mục đích dự trữ qua đêm, các ngân hàng thương mại sẽ không dại gì đi vay từ RBNZ để phải trả lãi suất cao hơn,và ngược lại khi “thừa” tiền họ cũng không ngu gì đi gởi tiền vào RBNZ để nhận mức lãi suất thấp hơn là đem cho các ngân hàng thương mại khác vay. RBNZ xem xét và thao tác trên OCR để duy trì sự ổn định của đồng tiền và nền kinh tế.

Official for Fiscal Policy

Đây là một trong những công cụ quan trọng để đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội của chính phủ New Zealand, thông qua việc thiết lập các mục tiêu doanh thu, chi tiêu chính phủ, nợ công và tốc độ tăng trưởng ròng trong thời hạn 10 năm (được chi tiết hóa trong báo cáo tài khóa hàng năm (Fiscal Stratery Report) ).

Đặc điểm của đồng Kiwi (NZD)

Là đồng tiền tương quan chặt chẽ với biến động giá cả hàng hóa, đặc biệt giá nông sản, giá sữa

New Zealand là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa với tổng lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã chiếm hơn 40% trong xuất khẩu quốc gia. Điều này có nghĩa là khi giá hàng hóa tăng sẽ làm tăng giá trị đồng kiwi, và ngược lại khi giá giảm, đồng tiền này bị giảm giá. New Zealand cùng vớ Úc châu là những quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất, cho nên không có gì ngạc nhiên khi hai đồng tiền này cũng thường xuyên song hành trong phần lớn thời gian giao dịch trên currency market.

Hình 2.18: Tƣơng quan giữa AUD và NZD

Là đồng tiền chính trong thời kỳ carry trade (Xem Đồng AUU và CAD)

Chênh lệch lãi suất của New Zealand và lãi suất nước ngoài là chỉ báo sớm cho cặp tiền tương ứng

(Xem đồng AUD)