ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỒNG TIỀN CHÍNH-Đồng Bảng Anh(GBP)

Khái quát chung

Anh quốc tên đầy đủ là Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len- United Kingdom. Bao gồm bốn vùng đất khác nhau sắp xếp theo thứ tự dân số từ cao tới thấp là England (Anh), 83,6%; Scotland, 8,6%; xứ Wales, 4,9% và Bắc Ai- len có 2,9% trong tổng gần 61 triệu dân (2006). Anh gia nhập EEC (nay là liên minh châu âu EU) năm 1973.

Cơ quan lập pháp của Anh là Quốc hội được cấu thành bởi ba thành phần là Vua (or Nữ Hoàng), Thượng viện và Hạ viện. Vua hay Nữ Hoàng Anh chỉ mang tính ý nghĩa tượng trưng. Hạ viện là cơ quan duy nhất được dân bầu và trên thực tế đây là cơ quan lập pháp chủ yếu của Anh.

Thượng viện – House of Lords: còn được gọi là Viện Nguyên lão, nhiệm kỳ 5 năm bao gồm các Thượng nghị sĩ cha truyền con nối có dòng dõi quý tộc và hoàng gia. Thượng nghị sĩ là những chức sắc quan trọng trong giáo hội Anh, và những chính khách có công lao lớn đối với đất nước. Chính phủ Công Đảng hiện đang tiến hành cải cách Thượng viện theo hướng xóa bỏ chế độ cha truyền con nối, thay vào đó là cử những người có công với đất nước như Nữ hoàng phong cấp.

Hạ viện- House of Commons: Đây là cơ quan lập pháp chủ yếu được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Chức năng chính là thông qua các đạo luật, các chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại và giám sát hoạt động của chính phủ.

Cũng giống như Mỹ và Châu âu, kinh tế Liên hiệp Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trong đó khu vực tư nhân đóng góp trên 80% GDP và sử dụng khoảng 75% tổng số lao động. Tốc độ tăng trƣởng tương đối cao so với các nước thuộc liên minh EU, trung bình đạt khoảng 2,5%- 3%/năm, tỉ lệ thất nghiệp thuộc hàng thấp nhất Châu âu, lạm phát trung bình duy trì mức dưới3%/năm. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Anh là xuất khẩu khí đốt; ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than; công nghiệp hóa chất, điện tử, viễn thông.

Đối tác thương mại lớn nhất của Liên hiệp Anh là EU, chiếm 53% tổng xuất khẩu, 52% tổng nhập khẩu. Các quốc gia có giao thương nhiều nhất với Anh thuộc liên minh EU là Đức, Pháp, Hà Lan. Tiếp đến là Mỹ, Nhật, China.

Anh đứng thứ 4 thế giới về đầu tư ra nước ngoài, chiếm khoảng 6.1% tổng đầu tư của thế giới và đứng thứ 7 về nhận đầu tư của thế giới, chiếm 3.8%.

Bank of England (BoE)- Ngân hàng trung ương Anh

Ngân hàng trung ương Anh cũng chính là Ngân hàng trung ương của Liên hiệp vương quốc Anh. Cơ quan này có nhiệm vụ hoạch định và thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ chung của Anh quốc thông qua Ủy ban chính sách tiền tệ- The Monetary Policy Committee (MPC). MPC bao gồm chín thành viên, một thống đốc, hai phó thống đốc, hai giám đốc điều hành của ngân hàng trung ương và bốn chuyên gia bên ngoài. Từ năm 1997, BoE được cấp quyền độc lập trong các hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các mục tiêu của BoE theo đuổi bao gồm tập trung vào việc đạt mức lạm phát mục tiêu được quyết định bởi Bộ trưởng tài chính (Treasury Chancellor(*) ). Mức lạm phát mục tiêu hiện tại (2014) mà BoE đang theo đuổi là 2%. Ngân hàng trung ương Anh tổ chức các cuộc họp hàng tháng để bàn luận những thay đổi trong chính sách tiền tệ, bao gồm việc thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu- Bank repo rate.

(*)Ghi chú: Treasury Chancellor hay Chancellor of the Exchequer là chức danh tương đương Bộ trƣởng tài chính của chính phủ. Đối với Anh Quốc, vị trí này có trách nhiệm chính trong việc hoạch định chính sách tài chính (fiscal policy) bao gồm việc lập ngân sách thu chi và chính sách tiền tệ (thiết lập các mục tiêu lạm phát).

Hai ấn bản quan trọng của BoE là Báo cáo lạm phát quý ( Quarterly Inflation report) và bản tin hàng quý (Quarterly bullentin). Nội dung báo cáo lạm phát quý bao gồm những dự đoán về lạm phát, tăng trưởng cho hai năm tiếp theo cùng với những điều chỉnh trong chính sách tiền tiện để theo đuổi các dự báo đó. Nội dung bản tin hàng quý cung cấp những phân tích về điều kiện, môi trường kinh tế quốc tế tác động đến nền kinh tế Anh quốc. Tất cả những bản tin này bao gồm những miêu tả chi tiết về chính sách của BoE hiện tại và những điều chỉnh thay đổi trong tương lai nếu có. Cũng giống như Fed và ECB, BoE có hai công cụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ là Bank Repo Rate và Open Market Operations.

 Bank Repo Rate- Lãi suất tái chiết khấu
Không giống với Fed fund rate hay ECB minimum Bid rate, Bank rapo

rate là lãi suất tái chiết khấu khi mua bán lại các loại giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ chưa đến hạn trả ở các ngân hàng thương mại. Lãi suất tài chiết khấu tăng lên sẽ làm cho các ngân hàng thương mại không muốn bán lại các loại giấy tờ có giá mà họ đang nắm giữ, bởi vì bán lại lúc này thì các ngân hàng phải chiết khấu lại một phần tiền nhiều hơn so với khi bank repo rate chưa tăng. Do đó, việc tăng lãi suất này có tác động làm giảm cung tiền, và qua đó có tác động làm giảm lạm phát. Trong trường hợp ngược lại khi lãi suất này giảm xuống thì cung tiền sẽ tăng lên. Bởi vì khi đó các ngân hàng thương mại có chiều hướng mong muốn bán lại các giấy tờ có giá mà họ đang nắm giữ hơn vì bán lại khi này họ chỉ phải chiết khấu một phần tiền nhỏ hơn so với lúc trước. Lưu ý là lãi suất này khác với lãi suất Libor- loại lãi suất được quyết định bởi hệ thống liên 18 ngân hàng lớn nhất Anh quốc. Libor được tính bằng mức trung bình các mức lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng của 18 ngân hàng này (loại bỏ 1⁄4 các mức lãi suất cao nhất và thấp nhất).

Câu hỏi bạn đọc đang thắc mắc bây giờ là lãi suất được công bố trên trang Forexfactory dưới tên gọi là Official bank rate là loại lãi suất nào? Đúng không?

Câu trả lời đây là một loại lãi suất khác, và cũng là một công cụ chính yếu của BOE trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ. Official bank rate là loại lãi suất mà BOE lấy khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền qua đêm. Điểm này cũng giống như Libor rate là khoản lãi suất các ngân hàng thương mại phải trả cho nhau khi tiến hành vay mượn qua đêm lẫn nhau. Do sự tồn tại của libor rate mà Official bank rate không có nhiều “quyền lực” thật sự như FED fund rate hay ECB minimum bid rate. Thí dụ như vào thời điểm hiện tại Libor rate kỳ hạn qua đêm của các ngân hàng thương mại là 0.47438% trong khi Official bank rate là 0.5%. Nếu đem hai mức lãi suất này ra so sánh thì không một ngân hàng thương mại nào đi vay tiền từ BOE cả, lý do là họ có thể đi vay lẫn nhau ở một mức lãi suất thấp hơn. Nhưng lý do mà market vẫn dành nhiều sự quan tâm đến loại lãi suất Official bank rate là bởi vì sự tăng giảm của nó phản ảnh cái nhìn của một cơ quan đứng đầu trên phƣơng diện quản lý kinh tế. Sự tăng giảm trong loại lãi suất này cũng đồng thời là leading indicator cho lãi suất libor.

 Open Market Operations
Bao gồm các hoạt động mua bán cái loại giấy tờ có giá của chính phủ.

Các hoạt động thị trường mở này có bản chất cũng giống như việc thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu nói ở trên.

Những đặc điểm quan trọng của đồng bảng (GBP)

 Chú ý sự chênh lệch lợi tức của trái phiếu chính phủ Anh và trái phiếu nước ngoài

Hẳn bạn đọc còn nhớ trong phần viết về đặc điểm của đồng USD tôi có trình bày về mức độ tương quan chặt chẽ giữa cặp tiền GBPUSD và mức chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu chính phủ kỳ hạn mười năm của Anh và Mỹ. Điểm đáng nói ở đây là mối tương quan như vậy không chỉ đúng với riêng cặp tiền GBPUSD mà còn đúng với cả những cặp tỉ giá của đồng Bảng khác nữa. GBPJPY là một thí dụ khác như thế. Đây là một trong những đồng tiền hung hăng (high volatility) nhất trong currency market. Mức stop loss của tôi khi trade currency thường nằm trong khoảng 30- 50 pips, riêng đối với cặp tiền này thì tôi luôn dành ra chừng 70 pips cho mức stop loss khi vào lệnh. Lý do là bởi vì mức độ biến động trong ngày của nó rất cao. Biểu đồ dưới đây cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi mức chênh lệch lợi tức trong trái phiếu của hai chính phủ sở hữu hai đồng tiền riêng biệt.

Hình 2.8: Chênh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữa Đức và Anh giảm xác nhận xu hướng cặp tiền EURGB

 Xu hướng GBP và Oil biến động cùng chiều
Anh Quốc sở hữu những công ty năng lượng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, điển hình như tổng công ty xăng dầu

Anh (British Petroleum). Sản xuất năng lượng nói chung đóng góp khoảng 10% trong tổng số GDP của nước Anh, chính vì thế nên không có gì ngạc nhiên khi thấy đồng bảng biến động khá sát với giá dầu.

Hình 2.9: Tương quan giữa giá dầu và đồng Bảng (Trading view)

Những chỉ số kinh tế quan trọng của đồng bảng (GBP)

Phần lớn nếu không muốn nói là tất các các chỉ số kinh tế của Anh đều được xây dựng cách tính giống với Mỹ. Nên những chỉ số dưới đây, có thể có tên gọi khác đôi chút với chỉ số tương ứng của Mỹ nhưng ý nghĩa kinh tế thì không thay đổi. Do đó, những mô tả chi tiết về các chỉ số này đều có thể xem lại ở bài viết về đồng USD

  •   Employment situation
  •   Retail Price Index
  •   Gross Domestic Product
  •   Industrial Production
  •   Purchasing Managers Index (PMI)
  •   U.K Housing Starts