Chỉ báo Relative Strength Index (RSI) là gì?

Một nhà phân tích thị trường có thể dư sức “sống tốt” nhờ nắm vững cách thức hoạt động của đồ thị hình nến cùng các mức cản trở và hỗ trợ – nhưng chắc chắn ai cũng muốn có thêm cho mình một “át chủ bài” để đề phòng trường hợp đặc biệt, phải không nào? Nếu câu trả lời của bạn là có, thì xin chào mừng đến với thế giới của các chỉ báo thị trường phụ trợ, mà cụ thể ở đây là Chỉ báo sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI), một trong những công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản được ưa dùng nhất.

RSI là gì?

RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi của giá để đánh giá các điều kiện quá bán hoặc quá mua của thị trường. RSI là một chỉ báo dao động (Oscillator) và hiển thị trên biểu đồ là một đường di chuyển giữa hai mức giới hạn chạy từ 0 – 100.

Chỉ báo RSI được J. Welles Wilder phát triển trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”, xuất bản năm 1978.

Công thức tính RSI

Công thức tính của RSI là:

RSI = 100 / 100 – (1 + RS)

Trong đó: RS là sức mạnh tương đối, được tính như sau:

RS = Trung bình tăng / Trung bình giảm

Ví dụ: RS trong 14 giai đoạn được tính như sau:

  • Trung bình tăng = Tổng mức tăng trong 14 giai đoạn / 14
  • Trung bình giảm = Tổng mức giảm trong 14 giai đoạn / 14

Mức tăng được định nghĩa là giá đóng cao hơn giá mở cửa, mức giảm được định nghĩa là giá đóng thấp hơn giá mở.

Ý nghĩa của chí báo RSI

Dựa theo công thức tính trung bình như trên, RSI đã loại bỏ đi tính ngẫu nhiên khi nhìn vào các chu kỳ riêng lẻ. Số chu kỳ được sử dụng nhiều nhất là 14 phiên, tuy nhiên bạn cũng có thể thiết lập một con số khác.

Theo lý thuyết, chỉ báo RSI sẽ đưa ra tín hiệu khi nào thì thị trường bị quá mua hoặc quá bán, ngoài ra RSI còn đưa ra dấu hiệu khi nào thì thị trường có thể quay đầu. Giá trị báo hiệu mức quá mua là 70 và mức bán là 30. Bạn có thể điều chỉnh các mức quá mua và quá bán thành 80 – 20 hoặc thậm chí 90 – 10 thay cho mức mặc định, tuy các mức này hiếm khi xảy ra hơn tuy nhiên mức này lại thể hiện động lượng mạnh hơn.

Cài đặt RSI trên MT4

Trên thanh Menu, chọn Insert/chọn Indicator/chọn Oscillators/chọn Relative Strength Index

Chỉ báo Relative Strength Index (RSI) là gì?

Các tín hiệu với RSI

Overbought (quá mua)

RSI lớn hơn 70, nó báo hiệu thị trường đang quá mua. Tín hiệu này thường xuất hiện khi thị trường đang có một xu hướng tăng, do đó, đây là tín hiệu dự báo thị trường có thể đảo chiều giảm trở lại.

Bạn có thể thiết lập mức quá mua thành 80 – 100 để nhận được những tín hiệu quá mua mạnh hơn nhưng số tín hiệu sẽ ít hơn rất nhiều.

Oversold (quá bán)

RSI nhỏ hơn 30, nó báo hiệu thị trường đang quá bán. Tín hiệu này thường xuất hiện khi thị trường đang có một xu hướng giảm, do đó, đây là tín hiệu dự báo thị trường có thể đảo chiều tăng trở lại.

Tương tự, bạn có thể thiết lập mức quá bán thành 30 – 0. Lúc này tín hiệu quá bán cũng mạnh mẽ hơn nhưng số tín hiệu sẽ ít hơn rất nhiều.

Vùng trung bình

Đường thể hiện vùng trung bình nằm ở 50. Vì vậy, nếu RSI lớn hơn 50, thị trường có xu hướng tăng, và RSI nhỏ hơn 50, thị trường có xu hướng giảm.

Phân kỳ RSI

Chỉ báo Relative Strength Index (RSI) là gì?

Tương tự như các chỉ báo động lượng khác như MACD, RSI cũng có phân kỳ, nghĩa là nó hành động ngược với giá. Phân kỳ RSI báo hiệu cho chúng ta có thể thị trường sẽ đảo chiều.

  • Phân kỳ RSI Bullish: Thị trường tạo đáy thấp hơn trong khi đường RSI tăng báo hiệu thị trường đảo chiều tăng.
  • Phân kỳ RSI Bearish: Thị trường tạo đỉnh cao hơn trong khi đường RSI đang giảm báo hiệu thị trường đảo chiều giảm.

Cách giao dịch với chỉ báo RSI

Giao dịch với RSI cơ bản

Về cơ bản, bạn có thể sử dụng chỉ báo RSI để xác định xu hướng tăng/giảm hay đảo chiều để vào lệnh.

Cụ thể:

  • Điểm vào lệnh: Nếu vào lệnh theo tín hiệu quá mua hoặc quá bán: Bạn vào lệnh mua hoặc bán khi giá thoát khỏi vùng quá bán hoặc quá mua. Nếu giao dịch theo phân kỳ RSI, bạn vào lệnh theo đường đi RSI sau khi giá đóng một dãy hai hoặc ba nến theo hướng mà bạn đang chờ đợi.
  • Điểm cắt lỗ: Điểm tối ưu để cắt lỗ là ở đáy hoặc đỉnh đảo chiều gần nhất, được hình thành tại thời điểm xảy ra đảo chiều.
  • Điểm chốt lời: chỉ số RSI được khuyến cáo nên giữ vị thế đến khi xuất hiện tín hiệu đối lập từ chỉ báo, có thể là tín hiệu quá mua, quá bán hoặc phân kỳ. Thực tế, bạn nên rút một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận ra sớm nhờ sử dụng các nguyên tắc biến động giá hoặc lệnh cắt lỗ đuổi.

Lưu ý: Để nâng cao tỷ lệ giao dịch thành công, bạn có thể kết hợp thêm kỹ thuật phân tích đa khung thời gian, nghĩa là: bạn có thể sử dụng chỉ báo RSI (hoặc bất kỳ công cụ kỹ thuật nào, ví dụ như MACD) để xác định xu hướng trên khung thời gian lớn hơn. Sau đó mới vào trong khung thời gian nhỏ hơn với xu hướng xác định từ khung thời gian lớn. Với xu hướng được “hậu thuẫn” từ khung thời gian lớn, bạn có xác suất thắng cao hơn.

Giao dịch với RSI nâng cao

Kết hợp chỉ báo RSI và Bollinger Band

Nếu giá đang hướng lên và nằm ở dải trên của Bollinger Band, chúng ta tìm kiếm một phân kỳ giảm (Bearish Divergence). Và nếu giá đang hướng xuống nằm ở dải dưới của Bollinger, chúng ta sẽ tìm một phân kỳ tăng (Bullish Divergence).

Khi giá đang ở dải trên hay dải dưới sẽ có thể bật lại về dải giữa, kết hợp cùng dấu hiệu đảo chiều từ sự phân kỳ của RSI thì chúng ta có một giao dịch đảo chiều.

Kết hợp chỉ báo RSI và đường trung bình động MA

Cụ thể, cách này sử dụng đường SMA(30) và đường SMA(100) kết hợp với bộ lọc tín hiệu là chỉ báo RSI.

Đối với lệnh Buy:

  • Vào lệnh khi SMA(30) cắt lên SMA(100) và chỉ báo RSI trên 50
  • Thoát lệnh khi SMA(30) cắt xuống đường SMA(100) hoặc khi RSI dưới 30

Đối với lệnh SELL:

  • Vào lệnh khi SMA(30) cắt xuống SMA(100) và chỉ báo RSI dưới 50
  • Thoát lệnh khi SMA(30) cắt lên SMA(100) hoặc khi RSI trên 70

Kết hợp chỉ báo RSI với nến đảo chiều

Khi RSI đang ở vùng quá bán hoặc quá mua.

Chờ đợi xuất hiện mô hình nến đảo chiều (Ví dụ mô hình nến đảo chiều tăng Morning Star, hoặc mô hình nến đảo chiều giảm Bearish Engulfing).

Kết hợp chỉ báo RSI và hành động giá Price Action

  • Vào lệnh: Khi chỉ báo RSI có tín hiệu về xu hướng thị trường, bạn xác nhận xu hướng này với hành động giá.
  • Cắt lỗ: Lệnh cắt lỗ được xác định tại một điểm đảo chiều gần nhất trên biểu đồ.
  • Điểm chốt lời: Khi thấy tín hiệu của RSI đối lập với hành động giá, đặc biệt là dấu hiệu cho thấy dấu hiệu kết thúc của xu hướng, bạn nên xem xét việc chốt lời.

Cách sử dụng chỉ báo RSI chuyên sâu để trading

1. Phân kỳ thường – Regular Divergence

Phân kỳ là một trong những kiến thức rất hữu ích của phân tích kỹ thuật. Nếu anh em chưa rành thì nghiên cứu lại trong phần lớp học (bài Phân kỳ thường là gì). Tóm lại, đây là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” giữa giá và indicator, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều

Cùng xem hình minh họa

phan_ky_RSI_traderviet.

Phương pháp này thường dùng để tìm sự đảo chiều của 1 xu hướng

2. Phân kỳ kín – Hidden Divergence

Phân kỳ này ngược đôi chút so với Phân kỳ thường nói trên. Lúc này, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp (Xem bài Phân kỳ kín là gì). Đây là phương pháp mà các trader theo xu hướngthường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng

Cùng xem minh họa

phan_ky_kin_RSI_traderviet.

3. Vẽ đường xu hướng cho RSI

Đây cũng là cách mà một số “cao thủ” dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng – trendline – của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, cẩn thận đảo chiều

duong_xu_huong_cho_RSI.

4. Vẽ mô hình cho RSI

Chiêu này cũng được khá nhiều trader sử dụng. Các mô hình thường được vẽ như Nêm – wedge hay 2 đỉnh 2 đáy…. Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình

mo_hinh_cho_RSI.

5. Xác định xu hướng mới với vùng 45 – 55

Vùng nằm giữa 45 – 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướnggiảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng

su_dung_RSI_de_xac_dinh_xu_huong_Traderviet.

Trên đây là một trong những cách sử dụng chuyên sâu hơn cho chỉ báo RSI. Anh em có thể tham khảo và sử dụng

Mẹo:

-Thực tế kinh nghiệm giao dịch thị trường Forex thì vùng quá mua thường trên 80, vùng quá bán dưới 20. Khi RSI đạt mức 80/20 sẽ có sự điều chỉnh hoặc đảo chiều mạnh nhất ở vùng kháng cự hỗ trợ D1. Nhưng nếu không có sự điều chỉnh mạnh, giá vẫn nằm trên/dưới MA10-20H4 (trên trong xu hướng tăng, dưới trong xu hướng giảm) thì giá vẫn còn tiếp tục tăng mạnh/giảm mạnh. Vì vậy khi cài đặt chỉ bảo RSI thì chỉnh lại thông số quá bán 80 thay vì 70 và quá mua là 20 thay vì mặc định 30.

-Nhiều bạn thấy phân kì thì vội vàng cho rằng giá sẽ đảo chiều, tuy nhiên thực tế giao dịch mình nhận thấy rằng trader hay bị tín hiệu phân kỳ lừa. Vì vậy khi nào xuất hiện phất kỳ ít nhất tạo 3 đỉnh giá cao dần và 3 đỉnh RSI giảm dần(hoặc 3 đáy giá thấp hơn và 3 đáy RSI cao hơn) thì lúc đó mới xem xét đển đảo chiểu. Tuy nhiên khi giá thực sự phá xuống MA20 H4(Xu hướng tăng) hoặc phá lên MA20(Xu hướng giảm) thì xác suất xảy ra đảo chiều cao hơn.