CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ TRONG PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Địa chính trị luôn là một bộ phim dài tập và chưa bao giờ đến hồi kết thúc. Chiến tranh, khủng bố, bạo loạn, bất ổn vùng… sẽ còn xảy ra trong tương lai chừng nào thế giới chưa trở thành MỘT THỂ THỐNG NHẤT. Danh từ một thể thống nhất mà tôi xài tại đây để nói lên hình ảnh của một CHÍNH PHỦ TOÀN CẦU. Nơi đó toàn thể thế giới thật sự chỉ được lãnh đạo bởi một nhóm các phần tử tinh anh bậc nhất mà thôi. Đây có thể coi là một nhận định chủ quan và chắc hẳn sẽ làm nhiều bạn đọc không vừa lòng. Tuy rằng, đây là một nhận định chủ quan nhưng nó cũng là kết quả được đúc rút ra từ những minh chứng, những sự kiện lịch sử có thật không thể chối cãi. Trong phần này tôi sẽ cùng với các bạn đi làm rõ những nguyên nhân sâu xa thật sự đằng sau mỗi cuộc chiến hay sự kiện bất ổn vùng. Ai là người đứng sau giật dây? Tiền đâu để tài trợ cho mỗi cuộc chiến? Mục đích của nó là gì? Bất ổn địa chính trị trong tương lai có xác xuất xảy ra ở đâu cao? Ai được, ai mất?… cũng sẽ được đề cập ở đây. Hiểu thấu được những câu hỏi như trên, các bạn sẽ có thể tiên đoán được một phần các vấn đề địa chính trị trong tương lai, qua đó mà kiếm lợi cho chính mình. 

Lịch sử Tiền pháp định
Sau khi xuyên suốt hết chương này, các bác sẽ thấy rằng tiền là nguồn gốc của mọi vấn đề- sự ra đời Tiền pháp định (Legal Tender) chính là một bước đi đầu tiên trong toàn bộ tiến trình xây dựng một Chính phủ toàn cầu của một số ít các phần tử tinh anh bậc nhất. Sự ra đời của loại tiền giấy được các chính phủ công nhận giá trị này chính là khởi nguồn cho mọi cuộc chiến tranh, xung đột vùng miền đã, đang và sẽ xảy ra liên miên trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai mai này. Do đó, muốn tiên đoán được tương lai, trước hết các bạn cần trang bị những hiểu biết căn bản nhất. Hiểu thấu đáo về lịch sử tiền tệ, chính xác hơn là quá trình ra đời loại tiền giấy mà tôi, các bác cũng như bao nhiêu người dân khác trên thế giới đang xài hàng ngày là một trong những hiểu biết căn bản đó. 

Trong quá khứ tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận như một phương tiện trao đổi. Và hình thái đầu tiên của tiền chính là Tiền hàng , nghĩa là khi đó người ta dùng Hàng đổi Hàng trực tiếp chứ không có cần sài vật trung gian. Theo thời gian Vàng và Bạc dần trở thành hai thứ hàng hóa có giá trị sử dụng nội tại nhiều nhất và dần được dùng trong các hoạt động trao đổi chính thức. Vàng và Bạc trở thành cái gọi là Tiền. 

Tuy nhiên, những bất tiện, khó khăn, nguy hiểm do việc vận chuyển Vàng và Bạc để thanh toán cho nhau trong các hoạt động mua bán, trao đổi nên các Tiền trang tư nhân đã được thành lập để giải quyết các vấn đề trên. Những người có Vàng và Bạc sẽ mang vô các Tiền trang tư nhân ký gửi ở đó để đổi lấy những tờ ngân phiếu có giá trị tương đương số Vàng và Bạc đem gửi. Đồng thời chi trả cho các chủ Tiền trang một khoản gọi là phí giữ hộ vàng và bạc. Bất cứ khi nào, người sở hữu các tờ ngân phiếu kia cũng có thể đến các Tiền trang để đổi lấy vàng thật và bạc thật. Việc sử dụng ngân phiếu trong các hoạt động trao đổi có nhiều tiện lợi, nên theo thời gian, những ngân phiếu này cũng được xem là tiền. Và đây chính là Tiền Hóa đơn- hình thái thứ hai của tiền. 

Năm tháng trôi qua, các chủ tiền trang thống kê lại rằng chỉ có 10% số lượng vàng và bạc thật được người sử dụng ngân phiếu quy đổi, còn tới 90% lượng vàng và bạc vẫn nằm im trong kho cất giữ. Đây là một sự lãng phí vô cùng lớn vì tiền không được đưa vào trong lưu thông. Do đó, các chủ tiền trang tư nhân này đã tự ý in thêm một số lượng ngân phiếu tương đương với 90% lượng vàng và bạc trong kho. Số ngân phiếu in thêm này về hình thái không khác những ngân phiếu in lúc ban đầu, nhưng bản chất thì đã khác đi. Do đó, chúng được gọi là Tiền dự trữ cục bộ. Lượng tiền dự trữ cục bộ này, được họ mang đi cho vay, lãi suất 8%/năm, người đi vay phải trả lãi bằng vàng thật và bạc thật (lưu ý- đây mới là tiền thật). Tuy nhiên, các nhà tiền trang này cũng rất thông minh, họ nhận biết được một lỗ hổng lớn trong quản trị rủi ro rằng nếu tất cả những người sở hữu ngân phiếu này cùng đến và yêu cầu được đổi lấy vàng và bạc thì đương nhiên họ sẽ mất khả năng thanh toán. Cho nên, để thu hút số ngân phiếu này trở lại, họ cũng đồng thời đề ra chính sách: nếu ai đem ngân phiếu đến gửi tại tiền trang thì sẽ nhận được lãi suất tiền gửi ngân phiếu. Người gửi sẽ nhận lãi suất bằng ngân phiếu (không phải bằng vàng, bạc thật). Lúc này, trên thế giới tồn tại đồng thời ba loại tiền là: Tiền hàng là vàng và bạc thật; Tiền hóa đơn đại diện cho số vàng và bạc thực có trong kho. Tiền dự trữ cục bộ được tự ý in thêm từ số lượng vàng và bạc nằm im trong kho của các tiền trang tư nhân.

Năm 1694, chính phủ Anh vì trải qua rất nhiều cuộc chiến để giành thuộc địa trên toàn thế giới, đã hết sạch toàn bộ số vàng và bạc thật trong ngân khố quốc gia. Do đó, chính phủ anh khát khao được vay tiền. Lợi dụng thời điểm này, các nhà tiền trang tư nhân Hà Lan đề nghị được cho chính phủ Anh vay tiền. Tổng số tiền đề nghị cho vay là 1.2 triệu bảng anh bằng Tiền hàng và Tiền hóa đơn. Lãi suất phải trả 8%/năm, trả lãi vay bằng vàng, phí quản lý mỗi năm 4000 bảng. Cùng với một số điều kiện: Khoản vay 1.2 triệu bảng là một khoản vay vĩnh viễn, không được trả nợ gốc; Chính phủ Anh phải đồng ý để họ ghi trên tất cả các tờ ngân phiếu của họ: “Đây là ngân phiếu do Chính phủ Anh đảm bảo”; cho phép họ thành lập một ngân hàng, đặt tên là: “NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH” nắm độc quyền Quyền phát hành tiền của nước Anh. Bất cứ lúc nào Chính phủ Anh cần vay tiền chỉ cần phát hành trái phiếu (giấy ghi nợ), vật thế chấp chính là khoản thuế thu được của Chính phủ Anh trong tương lai, Ngân hàng trung ương Anh sẽ in tiền đưa cho chính phủ. Những điều kiện trên nhanh chóng được đồng thuận do sự bức bí tài chính của Chính phủ Anh. Do đó, năm 1694, Ngân hàng trung ương anh được thành lập, nắm độc quyền Quyền phát hành tiền của nước Anh. Chính phủ này sau đó, vay thêm rất nhiều tiền từ ngân hàng trung ương Anh để tiến hành các cuộc chiến trinh phục thế giới của mình. Kể từ lúc đó, thế giới bước vào một thời kỳ mới, với sự xuất hiện của loại tiền mới: Tiền pháp định- Legal Tender. 

Vì ngân hàng trung ương Anh nắm độc quyền phát hành tiền của nước Anh, và tiền do họ in ra thì được Chính phủ Anh đảm bảo trên toàn thế giới, ở bất cứ đâu có thuộc địa của Anh. Như vậy tiền do họ in ra được lưu thông và được chấp nhận trên toàn thế giới. Do đó, tờ giấy lộn này cũng chính là Tiền. Đặc điểm thú vị của loại Tiền pháp định này là Chính phủ cần bao nhiêu tiền cũng có, chỉ cần họ phát hành trái phiếu, đem trái phiếu đó qua ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng sẽ phát hành tiền đưa cho Chính phủ chi tiêu. Nhu cầu vay bao nhiêu cũng có và in bao nhiêu cũng được, khỏi cần phải có vàng hay bạc đảm bảo làm chi. Vì vật thế chấp giờ chính là khoản Thuế sẽ thu được của Chính phủ tương lai, nên cứ thoải mái vay tiền. Tiền bây giờ được in ra từ …KHÔNG KHÍ. 

Hình 4.1: Đồng 50 bảng Anh

Rõ ràng là thiết kế này đã cắt đứt mối quan hệ giữa việc phát hành tiền tệ quốc gia với khoản nợ vĩnh cữu của quốc gia. Cho nên, nếu phát hành thêm lượng tiền mới thì điều tất yếu là phải tăng thêm quốc nợ, còn nếu muốn xóa sạch quốc nợ thì cũng đồng nghĩa việc hủy hoại cả đồng tiền của quốc gia. Làm như thế, trên thị trường sẽ không còn tiền tệ để lưu thông, vì thế mà Chính phủ cũng sẽ vĩnh viễn không thể nào trả hết khoản nợ này. Mặt khác, do phải hoàn trả lợi tức và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, cho nên điều tất yếu là Chính phủ cần phải có nhiều tiền hơn để đổ vào lưu thông, những khoản như này lại cần phải vay từ ngân hàng mà ra, quốc nợ vì thế mà cũng không ngững tăng lên. Toàn bộ khoản lợi tức này sẽ chảy vào túi ngân hàng trong khi gánh nặng lãi suất thì đổ lên đầu dân chúng thông qua nghĩa vụ đóng thuế của mỗi người dân. Quả thật từ đó về sau, Chính phủ Anh chẳng thể nào trả hết các khoản nợ đã vay. Đến cuối năm 2005, khoản nợ của Chính phủ Anh từ 1.2 triệu Bảng năm 1694 đã tăng lên thành 525,9 tỉ Bảng, chiếm đến 42,8% GDP của nước Anh. Cho đến thời điểm tác giả đang viết cuốn sách này thì nợ công của Anh quốc đã chiếm tới 99.9% GDP mất rồi! 

Có thể dễ thấy rằng hiện này FED và ECB hai ngân hàng trung ương lớn nhất trên thế giới có bản chất hoạt động giống y chang ngân hàng trung ương Anh nói bên trên. Tức là: 

(1) Họ là các ngân hàng thuộc sỡ hữu tư nhân 

(2) Họ nắm độc quyền quyền phát hành tiền tệ của Quốc gia, khu vực 

(3) Các chính phủ muốn có tiền phải thế chấp trái phiếu (giấy ghi nợ) 

(4) Họ đều có động lực cho các chính phủ vay thật nhiều tiền. Để làm được thế họ cần đẩy các quốc gia rơi vào tình trạng chiến tranh liên miên hoặc suy thoái kinh tế. Vay nợ càng nhiều thì càng mất khả năng trả nợ. Càng mất khả năng trả nợ thì càng mất đi chủ quyền. 

Hình 4.2: Đồng hộ nợ công 06.03.2015 (Debt Clock- Economic.com)

Ok! Tôi và các bác vừa hoàn thành xong việc tìm hiểu về sự ra đời của loại Tiền pháp định. Thứ giấy lộn mà các Central bank trên thế giới ngày nay có toàn quyền in ấn và phát hành. Qua lịch sử tiền tệ này, tôi cũng hy vọng các bác đã có liên tưởng ít nhiều đến vấn đề nợ công trên toàn thế giới mà điển hình nhất là khu vực liên minh tiền tệ eurozon, nơi đã từng lâm nạn năm 2011. 

Quá trình bị ngập chìm trong quốc nợ không chỉ diễn ra tại mỗi nước Anh mà còn là xu hướng chung trên toàn thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ, tỉ lệ nợ công của chúng ta chiếm tới hơn 86% GDP (10/2014) theo đồng hồ nợ công của trang tin kinh tế Anh- economic.com , trong đó có tới một nửa là nợ nước ngoài (là nợ phải trả bằng USD đó). Xét trên phương diện lý thuyết hay thực tiễn, cá nhân hay quốc gia không ai muốn mình phải mắc nợ. Nhưng thực tế cho thấy rằng, thời điểm hiện tại đa phần quốc gia nào cũng mang quốc nợ. Vậy thì nợ ai, và vì đâu mà các quốc gia này lâm vào nợ nần? Những người/ tổ chức mang tiền đi cho vay còn có mục đích gì khác khi đưa tiền cho một quốc gia vay tiền?… Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày để các bạn thấy rằng nợ nần chính là cách thức để người ta thực hiện xây dựng một chính phủ toàn cầu. Nhưng vấn đề là làm sao để các quốc gia rơi vào tình trạng cần đi vay nợ? Câu trả lời có thể tổng quát hóa ngay tại đây là có hai phương cách chính. Một là reo rắc chiến tranh và hai là tạo ra khủng hoảng kinh tế. Dù là tình huống nào đi nữa thì để xử lý hậu quả của nó, các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều cần phải có … TIỀN. 

Ba sự kiện lớn giai đoạn 1914- 1945 

Đại chiến thế giới lần I (1914- 1918) 

Sách lịch sử kể lại rằng nguyên nhân trực tiếp của cuộc Đại chiến này là 

do hình thành hai khối quân sự đối lập nhau. Và sự kiện Hoàng thái tử thừa kế 

ngôi vua của Áo- Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xec-bi) như một giọt nước tràn 

li, chiến tranh nổ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn đã dâng cao bấy lâu của hai phe 

đối lập. Dưới con mắt của một trader, thì diễn biến của cuộc chiến không đáng quan tâm nhiều bằng những hệ lụy về sau. Khởi đầu đi của cuộc chiến là sự kiện Đức yêu câù Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi và kết thúc cuộc chiến bởi sự kiện cách mạng tháng 10 Nga thành công 11/1917. Chính phủ Xô viết được thành lập, Nga rút khỏi chiến tranh. 

Hậu quả của cuộc Đại chiến lần I này làm cho 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. Chi phí ước tính vào khoảng 85 tỉ USD và con số 85 tỉ $ này chính thức biến các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ. 

Hình 4.3: Bản đồ các nƣớc tham chiến trong đại thế chiến lần I