PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ CÁC QUY LUẬT LIÊN THỊ TRƯỜNG PHỔ BIẾN

Đầu tư, giao dịch tài chính nói chung thường được tiến hành dưới ba hình thức phân tích phổ biến đó là phân tích cơ bản (Fundamental Analysis- FA), phân tích kỹ thuật (Technical Analysis- TA) và phân tích định lượng (Quantitative Analysis- QA). Theo đó thì hai trong số ba phương thức đầu tiên kể trên dường như đã khá quen thuộc đối với cộng đồng trader người Việt chúng ta. Riêng phương pháp phân tích định lượng thì ít phổ biến hơn do nó đòi hỏi người thực hiện phân tích một nền tảng toán học tương đối sâu mới có thể tiến hành, đó là còn chưa kể đến việc phải sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên ngành và ngôn ngữ lập trình khác.

Trong phần này, chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu các chủ điểm chính trong trong phân tích cơ bản. Mục tiêu là trang bị được một nền tảng kiến thức làm cơ sở để nghiên cứu về các mối tương quan liên thị trường giữa bốn bộ phận cấu thành của financial market nói chung là Bond, currency, commondity và equity market. Sau khi đạt được những kiến thức cơ bản này, chúng ta sẽ chuyển sang kết hợp với những kiến thức TA ở phần hai và tiến tới đọc hiểu tâm lý thị trường trước mỗi tin tức, sự kiện đã, đang và sẽ xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó, làm cơ sở cho người trader có thể “đi tiền” trước mỗi sự kiện lớn, nhỏ ít nhất là khoảng mười hai cho đến hai tư tiếng đồng hồ theo đúng câu châm ngôn nổi tiếng mà đám trader nhà nghề hay xài là “Trading is a future game”!

TIỀN ĐỀ, KHÁI NIỆM CỦA PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG

Thị trường tài chính căn bản được cấu thành bởi bốn thị trường nhỏ hơn trong đó là Bond market (thị trường trái phiếu), Commondity market (thị trường hàng hóa), Currency market (Forex – thị trường giao dịch ngoại hối/tiền tệ) và Stock market (thị trường vốn/cổ phiếu). Ở mức độ tổng quát, có thể hiểu phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis – IA) là việc phân tích, tiên đoán diễn biến tương lai của một thị trường/món hàng dựa trên những vận động của các

(*)

(*)Ghi chú: Theo Investopedia thì phân tích liên thị trường được định nghĩa là: “Việc xác định sức mạnh, yếu của thị trường tài chính hay lớp tài sản dựa trên việc phân tích nhiều hơn một lớp tài sản hay thị trường tài chính liên quan. Thay vì nhìn vào một thị trường or một lớp tài sản đơn lẻ, kiểu phân tích này xem xét một vài thị trường hay lớp tài sản tương quan chặt chẽ với nhau như cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa”.

“The original definition: The analysis of more than one related asset class or financial market to determine the strength or weakness of the financial markets or asset classes being considered. Instead of looking at financial markets or asset classes on an individual basis, this type of analysis looks at several strongly correlated markets or asset classes such as stocks, bonds and commodities”.

Tiền đề của phân tích liên thị trường là “ market is doesn’t trade in a vacum”- đại ý của câu nói này có nghĩa là thị trường không vận động một cách đơn lẻ, độc lập mà nó vận động trong mối tương quan, liên hệ với các thị trường khác. Giả thuyết này không phải là một nhận định mang tính chủ quan cá nhân mà nó được đúc rút ra ra từ cơ sở dữ liệu đã có của hàng trăm năm qua trong lịch sử thị trường tài chính. Một thí dụ điển hình rút ra từ cơ sở dữ liệu đó mà ai ai cũng phải công nhận là mối quan hệ nghịch đảo của giá vàng và đồng dollar Mỹ trong dài hạn. Trong phần lớn thời gian thì cứ mỗi khi đồng USD tăng giá sẽ đẩy giá GOLD xuống thấp và ngược lại. Đây chỉ là một thí dụ trong muôn vàn thí dụ khác minh chứng cho giả thuyết các thị trường không tồn tại một cách độc lập mà thôi.

Mặc dù các quy tắc liên thị trường là thật sự hiện hữu tồn tại, nhưng các trader theo trường phái phân tích này còn thường gặp phải các ý kiến phản bác trái chiều cho rằng việc áp dụng liên thị trường là không thể hiệu quả và khó thực hành bởi vì nó đòi hỏi sự hiểu biết rộng rãi liên quan đến cả bốn bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, từ Bond cho đến Stock. Trong khi thị trường mà họ giao dịch có thể chỉ là currency. Quan điểm phản bác này không hoàn toàn sai, mà điểm đáng lưu ý ở đây là sự nhầm lẫn của họ về việc am tường giữa phân tích liên thị trường với việc hiểu biết sâu sắc cả bốn bộ phận cấu thành của thị trường tài chính. Một IA- Trader (Trader áp dụng phân tích liên thị trường) không nhất thiết phải hiểu biết sâu sắc tất cả các thị trường từ trái phiếu, hàng

hóa, tiền tệ cho đến cổ phiếu. Cái mà IA-Trader thật sự cần am tường đó là các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thị trường với nhau. Các mối quan hệ này là hữu hạn và hoàn toàn đủ cụ thể, chi tiết để ghi nhớ và áp dụng vào trong giao dịch.

Trader khi bước vào thị trường cũng giống như một vị tướng khi ra chiến trận. Nếu viên tướng này đứng ở vị thế đủ cao để nhìn bao quát toàn bộ chiến trường thì đương nhiên viên tướng này sẽ có những cách bài binh bố trận tốt hơn là khi tầm nhìn bị thu nhỏ. Trader cũng vậy thôi, khi họ có thể nhìn toàn cảnh vận động trên cả bốn bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, người trader này sẽ có những cái nhìn tốt hơn về xu hướng của dòng chảy smart $ đang về đâu, từ đó mà có quyết định nương theo hợp lý.

Bản thân tôi khi mới chập chững bước vào thế giới của real trading luôn chỉ tập chung vào duy nhất một thị trường, duy nhất một món hàng. Trải qua nhiều lần bị market “đâm thọt” phía sau lưng tôi dần hiểu ra vần đề là mình cần ngó trước, nhìn sau, quan sát bốn phương tám hướng trước khi thật sự đặt tiền vào market. Nếu bây giờ bắt tôi khi giao dịch chỉ được tập trung vào duy nhất một thị trường mục tiêu thì tôi thấy khó lắm, việc này đối với tôi giống như khi đánh trận mà phải bịt một mắt, trói một tay. Việc xem xét cả bốn bộ phận cấu thành của thị trường tài chính trong lúc giao dịch không làm tôi thấy khó khăn mà ngược lại nó giúp tôi hiểu được thị trường mình mua bán đang bị chị phối, dẫn dắt bởi thị trường nào. Chính vì hiểu được điều căn bản cốt lõi này mà những dao động nhỏ nhỏ trên chart không làm tôi nao lúng, biến động tâm lý nhiều . Ngược lại, tôi thường nhận được những tín hiểu cảnh báo rất sớm về một sự đảo chiều tiềm tàng đang dần thành hình trong món hàng tôi trade.

VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG

Phân tích cơ bản đóng vai trò nền tảng trong mọi phân tích liên thị trường. Cũng chính vì thế mà ranh giới giữa phân tích cơ bản (FA) và phân tích liên thị trường (IA) dường như rất mờ nhạt. Trong hầu hết các bài viết chia sẻ áp dụng IA của tôi trên Internet đều bị mọi người lầm lẫn (hoặc vô tình hoặc cố ý) với một bài phân tích cơ bản thật sự. Điều này cũng dễ hiểu và thông cảm vì bối cảnh của ra đời của trường phái phân tích liên thị trường ra đời sau hai trường phái FA và TA rất lâu. IA thật sự trở thành một trường phái riêng vào khoảng những năm của thập niên 90 khi John Muphy- cây đại thụ trong làng TA của thế giới biên soạn cuốn sách có tiêu đề : Intermarket Technical Analysis (Phân tích kỹ thuật liên thị trường) và nó thật sự bùng nổ vào khoảng những năm 2000 trở về đây. Trong khi phân tích căn bản là việc phân tích các sự kiện, số liệu trong cùng một món hàng, một thị trường để định ra giá trị thật của nó, qua đó so sánh giá đó với giá trên thị trường để xem món hàng đó đang mắc or đang rẻ thì việc phân tích liên thị trường lại không chỉ gói gọn trong một thị trường or một món hàng đơn lẻ nào. Điểm khác biệt duy nhất tương đối rõ ràng nhất giữa FA và IA có chăng chỉ là việc IA xem xét các cơ sở dữ liệu của FA trong một mối tương quan với các cơ sở dữ liệu FA khác mà thôi. Trong FA người ta chú ý đến khái niệm “giá trị thật or giá trị nội tạ, mắc or rẻ”. Trong IA người ta lại ít quan tâm đến điều này, cái họ thật sự quan tâm là xu hướng của market or của món hàng. Nói cách khác, FA đi tìm câu trả lời cheap or expensive thì IA đi tìm câu trả lời go up or go down.

Cúng chính vì FA là nền tảng trong hầu hết mọi phân tích liên thị trường mà việc tiến hành nó nhất thiết đòi hỏi người phân tích phải có những hiểu biết FA nhất định. Mặc dù, không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc ở tất cả các thị trường nhưng nó cũng đòi hỏi ở người thực hiện một số kiến thức căn bản nhất định. Việc hiểu biết FA càng sâu càng rộng thì việc tiến hành IA càng đơn giản, hợp logic và chính xác hơn. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi tôi dành ra đến bốn chương trong tổng số chín chương của cuốn sách này để trang bị cho bạn đọc những kiến thức FA căn bản nhất đủ để tiến hành một phân tích IA.

VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TA) TRONG PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG (IA)

Trong khi phân tích căn bản là nền tảng được ví như nội công của một thằng võ lâm kiếm hiệp trong phân tích liên thị trường thì phân tích kỹ thuật giống như công cụ, chiêu thức giúp cho nó thi triển võ học, nội công mà nó có. Chiêu thức mà nhuần nhuyễn, tinh rượu thì sẽ phát huy tối đa được cái nội công, tâm pháp của thằng võ lâm. Ngược lại, chiêu thức dù tinh rượu cỡ mấy nhưng nội công không có thì xuất chưởng cũng trả chết thằng ma nào. Song song với vai trò là một công cụ thực hiện, TA giống như một phụ kiện thay thế, giúp lấp bớt một phần lỗ hổng trong kiến thức FA của người phân tích. Vì lý do này, dù kiến thức TA của tôi không đáng bao nhiêu nhưng cũng xin bạo gan viết ra một chương về nội dung này. Dẫu biết rằng TA có muôn hình vạn dạng, người theo chỉ báo, kẻ dùng naked trade. Đối với riêng tôi thì tôi thường xài chart pattern or chart formation trong các phân tích TA. Nó hiệu quả với tôi, và vì thế tôi muốn chia sẻ nó với các bạn trong nội dung cuốn sách này.

KẾT HỢP FA VÀ TA TRONG PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Bước đầu tiên trong một phân tích liên thị trường chính thống luôn luôn được bắt đầu bởi một sự kiện FA. Sự kiện FA đó có thể là một tin tức công bố số liệu kinh tế, một cuộc họp bàn chính sách tài chính, tiền tệ của FED or central bank nào khác, một sự kiện địa chính trị, etc… or là bất kỳ một tin tức “cán chó” nào đó tùy thuộc vào hiện trạng market khi ấy đang tập trung vào vấn đề gì.

Khởi đầu với tin tức or sự kiện FA đó, người IA-trader mới đi kiếm cái tâm tư (or kỳ vọng) của người khác trong cuộc chơi về mức giá của tương lai.

Bước thứ nhì của một phân tích liên thị trường là trader mang cái tâm tư này đặt lên biểu đồ (chart), làm phép tính cộng để ra một đáp số chung. Từ cái đáp số chung này “nếu có” trader mới tính chuyện bán, mua. Tôi lưu ý hai từ nếu có để nhắc nhở người trader nhớ đến tình huống ngược lại, trong đó tâm tư

tình cảm của market phát sinh trên sự kiện FA kia đi ngƣợc lại với điều thể hiện trên chart. Trong những trường hợp như thế market chứng minh rằng 1) anh ta đã suy luận không đúng về tâm lý thị trường hiện tại or 2) Market đang mang trong mình một tâm tư hỗn loạn, lộn xộn, nó chưa dứt khoát là nghiêng về con bull or con bear. Trong những tính huống như thế, dù là 1) hay 2) người trader cũng nên cash out, ngồi ngoài mà dò xét thị trường. After all, ngồi ngoài canh me cũng là một chiến lược trading mà.

Việc kết hợp FA và TA trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh của thị trường là khác nhau. Nhưng nó thường dựa trên một nguyên lý chung là “trading is a future game” có nghĩa là người ta trade dựa trên các sự kiện của tương lai. Hay chính xác hơn là người ta trade dựa trên cái kỳ vọng của market về một sự kiện tương lai nào đó. Cái kỳ vọng này được hình thành bằng những dữ liệu của hiện tại trở về trong quá khứ. Một thí dụ cho những ai còn mơ hồ khi đọc đến đây là sự kiện trader sell cặp tiền NZDUSD trong suốt tuần cuối của tháng 01/2015 (từ 21- 29/01 2015). Cụ thể như sau: Ngày 21/01/2015, Ngân hàng trung ương Canada cắt giảm lãi suất từ 1% xuống còn 0.75% sau khi chỉ số CPI giảm 0,3%. Tin tức này hiển nhiên move down đồng tiền CAD xuống thấp, ngƣời mới học trade thì chen lấn sell đuổi theo giá của CAD, nhưng ngƣời biết trade thì họ ko sell đuổi CAD mà người ta quay sang túm cổ thằng NZD và AUD mà sell. Lý do là vì CAD chỉ là cái trade của hiện tại còn NZD và AUD mới là những cái trade của tương lai.

Hình 1.1: Số liệu của CAD giúp hình thành tâm lý cho AUD và NZD- Nguồn ForexFactory.

Khi nhìn data ra của ngày 21/01/2015 bên trên trader nhà nghề họ sẽ nhìn tới cả tương lai. Tương lai ở đây là gì? Chính là sự kiện Official cash rate của ngân hàng trung ương New Zealand được công bố vào ngày 29/01/2015 và sự kiện RBA cash rate vào ngày 03/02/2015 dưới đây:

Hình 1.2: Tâm lý brearish AUD và NZD trên các sự kiện công bố trong tương lai- Nguồn ForexFactory.

Chưa cần biết ngân hàng trung ương New Zealand và ngân hàng trung ương Úc Châu có cắt giảm lãi suất trong những ngày sắp tới hay không, nhưng sự kiện ngân hàng trung ương Canada cắt giảm lãi suất sau khi chỉ số CPI xuống thấp đã giúp tạo thành cái tâm lý kỳ vọng sự cắt giảm này trong đầu người trader nhà nghề nói chung. Lý do là vì sự tương đồng trong nền kinh tế của cả ba đồng tiền hàng hóa này. Chỉ số CPI của New Zealand ra ngày 21/01 cũng giảm 0,2%, ứng với mức lãi suất hiện tại là 3,5%; Đồng tiền Úc châu cũng không có gì khá khẩm hơn khi giá kim khoáng sản(*) liên tục tạo đáy mới trong suốt thời gian qua, trong khi mức lãi suất của AUD vẫn là 2.5%. Chính cái tâm lý kỳ vọng về viễn ảnh cắt lãi suất này sẽ là động lực để market sell hai đồng tiền NZD và AUD từ sau ngày 21/01 cho đến khi các tin tức cash rate được công bố lần lượt vào các ngày 29/01 và 03/02. Và dưới đây là kết quả.

Hình 1.3: Cặp tiền NZDUSD bị sell liên tiếp trong suốt các ngày từ 21/01 đến 29/01/2015 mặc dù trong suốt quãng thời gian đó không có tin tức nào quan trọng liên quan đến đồng NZD. (chart H4- Nguồn Trading view)

Hình 1.4: Tương tự cặp tiền NZDUSD, cặp tiền AUDUSD cũng bị sell te tua trong suốt quãng thời gian do tâm lý kỳ vọng ngân hàng trung ương nước này cắt giảm lãi suất (Chart H4, nguồn Trading view)

(*) Chú thích: Kim khoáng quặng là những món hàng xuất khẩu nhiều nhất của Úc Châu. Đặc biệt là quặng sắt (Iron Ore) và quặng đồng (copper). Theo thống kê thì các món hàng kim khoáng quặng này đóng gớp tới hơn 50% trong tổng giá trị GDP của Úc châu, cho nên khi giá Kim khoáng quặng mà giảm trong một xu hướng dài hạn thì kinh tế Úc Châu sẽ bị suy yếu, kinh tế suy yếu thì đồng nội tệ sẽ bị mất giá.

PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI NHỮNG KIỂU GIAO DỊCH NÀO?

Financial Market nói chung từ currency cho đến stock luôn luôn tồn tại nhiều thể loại trader, tương ứng với mỗi thể loại lại là các cách thức giao dịch khác nhau. Phân loại theo phương cách phân tích người ta chia ra hai thể loại chính là TA-trader và FA- trader; Phân loại theo thời gian giữ lệnh ngƣời ta có: Scapler- với thời gian giữ lệnh tính bằng phút; Day trader- thời gian mua- bán kết thúc trong ngày; Swing trader- loại trader giữ lệnh mua bán trong một vài ngày, Position trader- là những kẻ giữ lệnh trong một vài tháng. Cá nhân tôi thì là một SWING TRADER với phương cách phân tích IA (kết hợp cả TA và FA), một người giao dịch với vị thế nằm trong thị trường thường kéo dài từ hai cho đến bảy ngày. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi cảm thấy IA thật sự rất phù hợp với cách thức giao dịch của tôi- một swing trader.

Tuy nhiên, tôi biết hiện nay có một số lượng lớn các trader, đặc biệt là scapler và day trader cho rằng IA chỉ phù hợp với những kiểu trade dài hạn từ swing trader trở lên mà thôi. Tôi không nói quan điểm này sai nhưng thiết nghĩ nó có đôi chút lầm lẫn. Theo thiển ý của tôi, kiểu trade ngắn hạn hay dài hạn là phụ thuộc cá tính mỗi người chứ không phải phụ thuộc vào phương cách phân tích. Bất kể bạn là giao dịch ngắn hạn hay dài hạn, tôi đều tin chắc bạn đồng tình với quan điểm trong câu châm ngôn nổi tiếng: “trend is your friend” đúng không? Nếu như vậy tại sao một phương cách phân tích nhằm phát hiện xu hướng như IA lại không phù hợp với bạn? Mặc dù phần lớn các phân tích IA được tiến hành trên daily chart or các time frame dài hạn hơn như weekly và monthy, nhằm mục đích phát hiện ra xu hướng chính của thị trường đã và đang đi. Khi nắm được xu hướng chính này không phải việc vào lệnh trên các time frame ngắn hạn thuận theo xu hướng chính trên daily chart sẽ cho bạn một xác xuất thắng cao hơn và một số lượng Pips lớn hơn hay sao? Tóm lại, bạn và tôi hoàn toàn có lý do để tin tưởng rằng dù là giao dịch ngắn hạn hay dài hạn thì IA đều có những tác dụng hữu ích trong suốt quá trình giao dịch.