ĐỌC HIỂU CÁC TIN TỨC VÀ CHỈ SỐ KINH TẾ-NHÓM TIN TỨC VÀ CHỈ SỐ CỦA ĐỒNG USD

Financial market nói chung và đặc biệt là Currency market nói riêng là một News-driver- market. Tức là một thị trường bị lái theo tin. Chính vì thế một trong những điều kiện khá quan trọng để giao dịch thành công trong đây là người trader phải có khả năng đọc tin, hiểu tin và QUAN TRỌNG hơn là phải tiên đoán được cảm nhận hay kỳ vọng của thị trường về tin tức sẽ được công bố trong tương lai. Khả năng tiên đoán cảm nhận của thị trường về tin tức, sự kiện tương lai thật ra chính là việc đọc hiểu tâm lý thị trường (market sentiment) dựa trên tin tức và dữ liệu trong quá khứ mà thôi.

Trong khi việc đọc và hiểu tin về mặt ý nghĩa kinh tế thì hầu ai cũng có thể làm được, nhưng việc đọc hiểu tâm lý thị trường qua các tin tức và sự kiện công bố lại là một chuyện khác và thường thì nó khó hơn việc đọc hiểu tin gấp nhiều lần. Nhưng đây mới chính là điểm ăn thua giữa những người trader với nhau. Để có thể đọc hiểu được market sentiment người trader cần phải biết kết hợp nhiều thứ lại với nhau và quan trọng hơn nó đòi hỏi một tư duy logic của người phân tích. Theo thiển ý của tôi thì khả năng này thật ra vẫn có thể luyện tập mà thành, tuy nhiên việc học hỏi nó sẽ nhanh chậm tùy tố chất của mỗi người. Phần nội dung trình bày dưới đây về các tin tức, sự kiện kinh tế chính chỉ nên được coi là nền tảng kiến thức hỗ trợ cho quá trình rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tâm lý thị trường qua các tin tức và sự kiện công bố được nhanh hơn và thuận lợi hơn mà thôi.

NHÓM TIN TỨC VÀ CHỈ SỐ CỦA ĐỒNG USD

►ISM Manufacturing PMI

ISM Manufacturing PMI hay đầy đủ là Institute for Supply Management Là chỉ số tổng hợp của 5 chỉ số: đơn hàng mới, mức hàng tồn kho, giao hàng của nhà cung cấp, môi trường làm việc, sản xuất. Kết quả của nó dựa trên việc phỏng vấn 400 giám đốc mua hàng về định hướng chung của sản xuất, đơn hàng, hàng tồn kho, việc làm, giao hàng và giá cả. Yếu tố đầu tiên trong 5 yếu tố trên chiếm tỷ trọng lớn nhất, dữ liệu sẽ được điều chỉnh cho hợp lý ở các yếu tố, PMI trên 50% chỉ ra sản xuất trong nền kinh tế đang được mở rộng, dưới 50% thì sản xuất đang có chiều hướng giảm. Báo cáo PMI có ý nghĩa quan trọng cho thị trường tài chính, và là chỉ số tốt nhất về các doanh nghiệp sản xuất, đây là chỉ số phổ biến để xem xét áp lực lạm phát, tuy vậy nó không chính xác bằng CPI. Đây là số liệu được cung cấp vào ngày đầu tiên của tháng mới nên nó mang tính kịp thời, nó được xem là bức tranh phản ảnh rõ nét nhất về khu vực sản xuất. PMI thường được sử dụng để đoán PPI được công bố sau đó, nó còn chứa đựng thông tin quan trọng về hoạt động sản xuất và phi sản xuất.

Phản ứng của thị trường trái phiếu sẽ phục hồi khi ISM thấp hơn mong đợi nguyên nhân là vì dòng tiền cần chạy về những tài sản trú ẩn nhiều hơn. Ngược lại giá trái phiếu sẽ tăng khi ISM tăng cao, do người ta còn cần phòng thủ nữa. Điểm yếu của sự xem xét này là nó đưa ra 3 câu trả lời: PPI phản ứng nhanh hơn, cùng lúc và chậm hơn PMI đã công bố, vì thế kết quả không thật chính xác. Tuy vậy, chỉ số này đưa ra được chi phí việc làm, nó được theo sau bởi phản ứng của thị trường chứng khoán, một phần quan trọng của bản báo cáo là sự gia tăng trong đơn hàng mới, nó dự đoán được hoạt động sản xuất của các tháng tiếp theo trong tương lai.

Ngược lại với thị trường trái phiếu, phản ứng của thị trường tiền tệ và cổ phiếu là khi ISM tăng cao hơn mong đợi thì chứng khoán lên điểm và đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác. Khi ISM thấp hơn mong đợi và đặc biệt là nếu nó đang từ mức trên 50 (kinh tế mở rộng) mà tụt xuống dưới 50 (kinh tế thâu rút lại) thì chứng khoán sẽ giảm điểm mạnh và đồng đô la Mỹ sẽ bị sell off te tua.

►ADP Non- Farm employment change

ADP = Automatic Data Processing là một công ty chuyên làm xử lý dữ liệu và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các đại công ty khác trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Trên cương vị đó, ADP company mới xây dựng một báo cáo giống như báo cáo của Bộ lao động Mỹ về thống kê sự thay đổi trong con số người có việc làm của tháng trước ngoại trừ lãnh vực nông nghiệp và quản lý hành chính. Báo cáo này được gọi là ADP Non-Farm employment change.

Con số này thường được công bố khi mỗi tháng kết thúc khoảng 2 ngày. Market thường nhìn con số này để lấy khái niệm dự báo về con số sẽ được công bố từ Bộ lao động Mỹ trong báo cáo bảng lương phi nông nghiệp ( Non-farm payroll) vào thứ 6 của tuần giao dịch đầu tiên trong tháng. Kinh nghiệm trading khi xem chỉ số này là so sánh con số thật tế của nó với con số dự đoán trong báo cáo Non-Farm của bộ lao động. Nếu con số ra thật tế của công ty ADP ra cao hơn đáng kể so với con số được forecast trong báo cáo của Bộ lao động thì tiến hành GO LONG đồng USD cũng như các chỉ số chứng khoán S&P500, Nasdaq hay Dow Jone. Lý do là vì trong tình huống này market sẽ đặt kỳ vọng vào một con số ra thật tế trong báo cáo Non-farm payroll cũng sẽ vượt dự đoán. Buy the rumor sell the fact (Mua tin đồn, bán sự thật) chính là như vậy. Buy ở đây có nghĩa là buiding the position, bán ở đây có nghĩa là Close the trade. Khi tin tức ADP- Non Farm ra, người ta không trade dựa trên tin tức này mà là trade dựa trên kỳ vọng về tin tức Non-Farm của Bộ lao động sẽ ra trong vài ngày sau cơ.

► ISM Non- Manufacturing PMI


Tương tự như chỉ số ISM Manufacturing PMI nhưng người ta loại bỏ ngành công nghiệp sản xuất.

► Unemployment Claims

Cái này là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới. Con số này được công bố hàng tuần, chính vì nó xét trong một khoảng thời gian ngắn như vậy nên bản thân nó đứng một mình sẽ không mang nhiều ý nghĩa trên phương diện kinh tế vĩ mô. Traders on the street thường cộng gộp con số này theo mỗi tháng, or tính mức trung bình của nó theo tháng để làm cơ sở tiên đoán cho số người thất nghiệp trong các báo cáo như Non- Farm payroll. Một số lượng đơn nộp xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao hơn mức trung bình là dấu hiệu chỉ báo thất nghiệp đang tăng lên trong nền kinh tế, ngược lại con số này xuống thấp mức trung bình là chỉ báo thị trường lao động đang phục hồi hay tiếp tục tăng trưởng. Nhìn chung thì nếu con số này được công bố riêng lẻ thì nó ít có khả năng gây biến động mạnh cho thị trường trừ khi nó là một con số đột biến.

► Non- Farm employment change

Thống kê này bao gồm lao động toàn thời gian và bán thời gian không phân biệt lao động thường xuyên và tạm thời. Đây là con số thay đổi số lượng người có việc làm trong nền kinh tế ngoại trừ hai lãnh vực nông nghiệp và hành chính từ Bộ lao động Mỹ. Con số này tăng lên so với kỳ trước tức là nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm mới, nhiều việc làm mới được tạo ra hơn có nghĩa là nền kinh tế đang mở rộng. Sự tăng lên của con số này cũng có nghĩa là tiêu dùng được thúc đẩy. Tiêu dùng tăng thì lạm phát do đó mới có khả năng tăng theo.

Nhưng như có nói ở bên trên, traders nhà nghề không ai đi đánh cá (betting) đặt lệnh trước giờ tin tức này sắp được công bố cả. Lý do là vì đây là một trong những news gây biến động mạnh cho thị trường. Vì lý do đó, họ thường take a position trước đó ít gì cũng 12 giờ đến 24 giờ rùi. Đến sát giờ news này ra thì họ move điểm Stop Loss về ít gì cũng là tại mức break even (hòa vốn). Cơ sở để vào lệnh là dựa trên kỳ vọng của thị trường được hình thành từ những data trước đó và ADP- Non farm là một con số căn cứ như có nói bên trên.

► Trade Balance

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại thâm hụt được xem như là năng lực cạnh tranh của quốc gia đó kém, và nó thể hiện một nền kinh tế mạnh khi đầu tư quốc gia lớn hơn tiết kiệm quốc gia. Cán cân thương mại có ảnh hưởng lên lãi suất và giá chứng khoán, giá chứng khoán rớt nếu cán cân thương mại chỉ ra năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước kém, tuy vậy thâm hụt cán cân thương mại làm tăng nhập khẩu, khi đó lãi suất có xu hướng tăng, tỷ giá hối đoái có thể tăng dựa vào thâm hụt cán cân thương mại.

►Unemployment rate

Tỷ lệ người thất nghiệp là phần trăm số người có khả năng kiếm việc làm nhưng hiện tại chưa kiếm được việc làm. Mặc dù là một số liệu thường xuyên được công bố song chỉ số này không được mấy được thị trường quan tâm vì sự chậm trễ của nó, nó thường rớt sau những chu kỳ kinh tế.

Sự giảm số lượng việc làm không như mong đợi sẽ gây ra lạm phát, dẫn đến tăng lãi suất, thị trường trái phiếu nhìn nhận tỷ lệ thất nghiệp cao một cách ưa thích đặc biệt khi nền kinh tế hoạt động hết công suất và tỷ lệ thất nghiệp đạt đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Fed sẽ tăng lãi suất nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp là dấu hiệu của nền kinh tế khoẻ mạnh, lợi nhuận tiềm tàng cao và điều này tốt cho chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể gia tăng kỳ vọng lạm phát, dẫn đến tăng lãi suất và điều này xấu cho thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp dẫn đến lạm phát lương cao, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mong đợi dẫn đến tăng tỷ giá hối đoái do có kỳ vọng tăng lãi suất.

► Retail Sales

Doanh số bán lẻ đo lường tổng số giá trị hóa đơn tại các cửa hàng bán sản phẩm lâu bền và sản phẩm không lâu bền. Không bao gồm dịch vụ. Con số này quan trọng bởi vì nó là thành tố chính trong chi phí tiêu dùng. Con số này tăng cao là biểu hiện một nhu cầu tiêu dùng mạnh. Tiêu dùng mạnh thì khả năng lạm phát sẽ tăng trong nền kinh tế.

► Core Retail Sales

Là con số Retail Sales trừ đi doanh số bán của các sản phẩm là ô tô. Lý do trừ đi doanh số ô tô là vì trong kinh tế Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ ô tô thường đóng góp khoảng 20%, nhưng con số này lại thường rất biến động theo mỗi thời kỳ kinh tế. Cho nên người ta gạt nó sang một bên khi tính doanh thu “lõi” để xem tiêu dùng có thật sự tăng trưởng hay không. Việc gạt bỏ doanh số bán ô tô này cũng giống như cách tính chỉ số lạm phát lõi (core CPI) người ta loại bỏ giá thực phẩm (Food) và năng lượng (Energy) vậy.

► Produce Price Index (PPI)

Chỉ số bán sỉ này là tổng hợp của nhiều chỉ số và nó đo lường thay đổi trung bình trong giá bán hàng nhận được bởi các nhà sản xuất hàng hóa dịch vụ trong nước. PPI đo lường thay đổi trong giá cả từ triển vọng của người bán. Traders on the street nhìn con số này để tiên đoán con số lạm phát trên phương diện người tiêu thụ (CPI). Bởi vì nếu lạm phát ở khâu sản xuất (lạm phát từ giá thành sản phẩm) mà tăng cao thì các nhà sản xuất sẻ phải chuyển một phần vào chi phí sản phẩm bán ra. CPI vì thế mà tăng cao hơn. Trong trường hợp ngược lại nếu PPI mà giảm tức là chi phí hình thành sản phẩm đã rẻ hơn lúc trước, giá bán sản phẩm vì thế có khả năng giảm. CPI vì đó mà giảm theo. Chính vì nguyên lý này nên phương cách trade chỉ số này là trade dựa trên kỳ vọng về chỉ số CPI sẽ được công bố vào khoảng tuần cuối của mỗi tháng.

► Prelim UoM Consummer Sentiment

UoM = University of Michigan. Prelim UoM Consummer Sentiment là một chỉ số phản ánh niềm tin của người tiêu dùng. Nó bao gồm cả những kỳ vọng về tiêu dùng tương lai. Đây là kết quả khảo sát từ 500 người tiêu dùng trong cả nước. Con số này có liên quan mật thiết với mức độ chi tiêu của người được hỏi. Niềm tin tiêu dùng tăng cao hơn kỳ vọng là phản ánh rằng chi tiêu trong tương lai sẽ tăng mạnh, thị trường chứng khoán và đồng USD vì thế mà lên cao. Ngược lại niềm tin tiêu dùng giảm thì chi tiêu tương lai kỳ vọng giảm theo, chứng khoán và đồng đô la Mỹ cũng vì đó mà giảm giá.

► Building Permits

Là số lượng nhà xây mới được cấp phép xây dựng trong tháng trước. Con số này tăng, giảm là phản ánh hiện trạng của thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Con số này trở nên quan trọng bởi vì thị trường nhà đất của Hoa Kỳ là một lãnh vực tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất trong nền kinh tế. Sự phục hồi hay suy yếu của thị trường nhà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ thất nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Ngoài ra, hoạt động xây dựng nhà ở liên quan trực tiếp đến lãi suất vay thế chấp, lãi suất tăng làm chi phí xây nhà tăng và làm giảm số lượng người vay tiền, làm số nhà xây mới ít đi và ngược lại. Đây là một chỉ số hàng đầu, dự báo sự phát triển, số lượng nhà xây mới giảm sẽ làm giảm tốc độ tăng trong nền kinh tế và đưa nền kinh tế vào tình trạng trì trệ, và ngược lại. Sự gia tăng lớn hơn mong đợi hàng tháng hay xuất hiện xu hướng gia tăng xem như là dấu hiệu của lạm phát, làm giảm giá trái phiếu, lợi tức và lãi suất sẽ tăng, số liệu này có ảnh hưởng quan trọng lên thị trường trái phiếu.

►CPI- Consumer Price Index và Core CPI (Trích: VC Document)

Danh từ học thuật trong kinh tế gọi đây là Chỉ số giá tiêu dùng. Nó được dùng để lường mức độ lạm phát trong kinh tế ở phương diện của người tiêu thụ. Trong kinh tế, có hai cách để đo lạm phát, một ở mức độ người tiêu thụ và hai là ở mức độ của các nhà sản xuất hàng hóa. Cách đo thứ hai gọi là PPI, hay có nghĩa là Produce Price Index (chỉ số giá sản xuất) đã được nói đến bên trên. Trong phần này chúng ta chỉ bàn về lạm phát ở mức người tiêu thụ.

CPI là chỉ số đo lạm phát cho hàng hóa (goods) và dịch vụ (services). Trong kinh tế Hoa Kỳ, gần 80% của các ngành nghề đƣợc liệt kê vào loại dịch vụ. Cho nên CPI là một chỉ số rất quan trọng trong việc đo lường mức độ lạm phát. Phương cách cấu tạo chỉ số này gồm có ít nhất là 20 chỉ số phụ gom lại. 20 chỉ số này bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, nó còn gồm thêm gần 200 món hàng và dịch vụ mà người tiêu thụ thường xài trong gia đình. Các món hàng này gồm có các vật từ nhà cửa cho đến đồ ăn của em bé. Có thể nói là hầu hết các món mà người Mỹ xài trong nhà đều được tính vào đây. Điều muốn nhấn mạnh tại đây là thế này. Traders on the Street khi thấy chỉ số này đƣợc công bố hàng tháng. Họ thường nhìn sâu vào chi tiết, tìm kiếm thêm những gì có thể giúp họ hiểu được thêm về lạm phát. Cho nên rất nhiều khi chỉ số này ra đúng như tiên đoán, và thị trường lên xuống một cách bình thường. Nhưng chỉ trong vài phút sau thì tự nhiên nó đổi hướng đi. Lên thật mạnh hay xuống thật sâu. Người mới vào cuộc chơi thường ngở ngàng vì sự việc này. Đó là lúc các traders có cơ hội đào sâu trong bản report và họ đã thấy rằng trong các chỉ số nhỏ được gom lại để tạo ra chỉ số CPI có vài cái bất ổn. Rất có thể một trong những chỉ số nhỏ đó, có dấu hiệu lạm phát khá cao. Và ảnh hưởng của nó sẽ lan rộng ra sau này, mặc dầu hôm nay nó chưa có gì.

Một trong thí dụ để làm sáng tỏ điều vừa nói bên trên. Trong các chỉ số phụ của CPI có hai chỉ số phụ lớn nhất. Đó là chỉ số NHÀ CỬA (housing) và chỉ số GIAO THÔNG (transportation). Nếu tôi nhớ không lầm thì chỉ số nhà chiếm gần 42% của tổng số CPI, và giao thông chiếm khoảng 17% (please check). Nếu CPI ra đúng như người ta ước lượng, nhưng mà chỉ số housing lại tăng cao hơn con số dự tính thì traders sẵn sàng bỏ CPI và chú trọng vào chỉ số housing. Market vì đó mà sẽ giao động mạnh.

Ngoài ra, khi tường trình chỉ số CPI thì chính phủ Hoa Kỳ tường trình hai chỉ số CPI (yes, 2 chỉ số). Cái thứ nhất gọi là CPI. Cái thứ nhì gọi là CORE CPI. Sự khác biệt của hai số này là phần đồ ăn (food) và energy (năng lượng = gas dùng để sưởi ấm cho mùa đông). Hai phần này được bỏ ra khi tính CORE CPI. Lý do? Tại vì hai phần này rất là volatile trong kinh tế. Nó lên xuống lộn xộn cho từng tháng một cho nên muốn có cái nhìn thực tế về lạm phát, người ta bỏ nó ra để xem lạm phát có hay không. Đó là tại sao chỉ số CPI thường được công bố dưới hai con số khác nhau. Traders sẽ chú ý vào phần CORE-CPI để quyết định lạm phát. CPI là một con số rất quan trọng và chi tiết. Các bạn phần đông chỉ muốn biết ảnh hưởng của nó trong financial markets cho nên tôi xin tạm dừng tại đây thay vì đi sâu hơn nữa vào chi tiết của CPI.

Ảnh hưởng của CPI:
Bond Market:
Không gì ảnh hưởng mạnh bằng lạm phát vào thị trường bonds cho nên có thể nói là đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng cho bond traders. Khi CORE-CPI tăng thì bonds sẽ xuống, yield sẽ lên mạnh. Ngược lại, nếu CORE-CPI không tăng thì giá bonds sẽ lên và yield sẽ xuống.

Stock Market:

Stocks cũng thế. Giá căn bản của stocks được dựa vào chỉ số PE ratio. Khi lạm phát tăng thì rate sẽ tăng theo. Rate tăng thì earnings sẽ xuống. Nếu giá đứng yên thì PE ratio sẽ tăng, làm cho stocks trở nên mắc hơn trước nhiều cho dù giá (PRICE) không lên. Thành ra khi nghe lạm phát tăng, traders sẽ bán stocks để phản ảnh một giá mới cho thị trường dưới cái nhìn mới của lạm phát.

Currency Market:

Thị trường này thì hơi khác với hai thị trường kia. Khi lạm phát tăng thì rate sẽ tăng theo. Rate tăng theo sẽ làm đồng tiền bản xứ cũng tăng theo vì traders sẽ chơi carry trade qua hình thức phân lời cao thấp của hai đồng tiền. Trong danh từ nhà nghề, người ta gọi đó là cost of carry. Nếu cost of carry thấp thì trades sẽ sell đồng tiền đó để mua đồng tiền có phân lời cao hơn. Đó là căn bản của currency trading 101. Tuy nhiên, có nhiều trường hơp khi lạm phát tăng mà đồng tiền bản xứ không tăng theo. Đó là lúc market nghĩ rằng lạm phát quá cao sẽ làm ngân hàng trung ương của quốc gia tăng mạnh phân lời. Mà nếu phân lời quá cao thì sẽ bóp chết kinh tế. Long term trend của currency của một quốc gia là sức mạnh của kinh tế. Khi kinh tế bị bóp nghẹt vì phân lời cao thì chưa hẳn là một điều tốt cho đồng tiền bản xứ.

► CB Consummer Confidence

CB = Conference Board Inc. CB Consummer Confidence cũng là một chỉ số phản ảnh niềm tin tiêu dùng giống nhƣ chỉ số Prelim UoM Consummer Sentiment. Điểm khác biệt ở đây là chỉ số này khảo sát trên một bình diện rộng gấp 10 lần so với chỉ số theo cách tính của đại học Michigan. Chỉ số này là kết quả khảo sát của 5000 chủ hộ. Chính vì quy mô lớn này nên về mặt thống kê, con số này phản ảnh niềm tin tiêu dùng chính xác hơn cái của đại học Michigan.

Đây có thể xem là chỉ số hàng đầu của chu kỳ kinh doanh, đo lường mức độ niềm tin của người tiêu dùng hộ gia đình trong nền kinh tế. Báo cáo được công bố sẽ cung cấp thông tin về đánh giá của người tiêu dùng hộ gia đình trong nền kinh tế về tình trạng hiện tại và sự kỳ vọng vào tương lai.

Với quy mô khảo sát 5.000 gia đình, có khoảng 3.500 trả lời. Họ được hỏi 5 câu: điều kiện kinh doanh của khu vực sinh sống, điều kiện kinh doanh trong 6 tháng, việc làm trong khu vực, việc làm còn trống trong 6 tháng, thu nhập gia đình trong 6 tháng. Các câu trả lời sẽ được điều chỉnh một cách hợp lý, 2 chỉ số còn lại , thứ nhất là đánh giá tình trạng hiện thời của khu vực, kỳ vọng ở tương lai cũng được xây dựng vào chỉ số, kỳ vọng chiếm tỷ trọng 60% và đánh giá tình trạng hiện thời chiếm 40%, chỉ số nêu lên tình trạng kinh tế mỗi vùng và nó được so sánh với các vùng khác.

Niềm tin tiêu dùng có mối tương quan tới thất nghiệp, lạm phát, thu nhập thực tế. Chỉ số niềm tin tăng khi tỷ lệ thất nghiệp thấp và GDP tăng cao, gia tăng trong giá chứng khoán cũng làm chỉ số niềm tin tăng. Sự gia tăng trong tiêu dùng có thể được mong đợi như là dấu hiệu của lạm phát, chỉ số này ảnh hưởng quan trọng lên giá chứng khoán và một phần lên tỷ giá hối đoái. Là công cụ hữu ích để dự báo.

Báo cáo này sẽ cung cấp các chi tiêu kế hoạch, không phản ảnh chi tiêu thực tế, nó không có các thông tin cần thiết để đánh giá chính xác thu nhập và gia tăng việc làm trong 6 tháng.

► New home sales

Doanh số bán nhà trong tháng trước là một chỉ báo hàng đầu về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Việc mua nhà ở Mỹ không giống như ở Việt Nam, bên đó khi mua nhà người house hold thường không bao giờ có đủ 100% tiền mặt để chi trả như bên xứ Việt mình mà họ thường chỉ có một số ít trong tổng giá trị của căn nhà. Ví dụ khoảng 20%, với 20% này họ sẽ bước vô nhà bank để vay 80% còn lại. Vật thế chấp chính là căn nhà sẽ mua. Tới lượt các nhà Bank họ sẽ mang căn nhà thế chấp kia để biến thành các loại chứng khoán phái sinh khác và bán lại cho các ngân hàng đầu tư khác. Do vậy khi doanh số nhà bán được tăng lên nó không chỉ phản ảnh doanh số mua bán thông thường mà nó còn là chỉ báo của thị trường vốn cũng đang phát triển mạnh mẽ. New home sales vì đó mà trở nên quan trọng hơn bình thường.

► Core Durable Goods Orders m/m

Đây là một chỉ báo quan trọng của hoạt động sản xuất trong tương lai. Chỉ số này phản ánh khối lượng đơn đặt hàng, giao hàng, và đơn đặt hàng chưa thực hiện với loại hàng là hàng hóa lâu bền. Đây là chỉ số dành riêng cho là hàng hóa mới hoặc có chung với một tuổi thọ trung bình sử dụng từ ba năm hoặc hơn.

Ý nghĩa về chỉ số : Nhu cầu và cung ứng sản xuất hàng hoá lâu bền, bao gồm từ cả hai nguồn trong nước và nước ngoài. Khi chỉ số này ngày càng tăng, nó gợi ý là nhu cầu tăng cường, nên có thể hiểu cần mở rộng sản xuất điều này sẻ tạo tăng thêm việc làm, một chỉ số tăng sẻ phản ánh một kinh tế đang phát triển tốt trong tương lai. Và chỉ số này giảm hàm ý điều ngƣợc lại.

►Gross Domestic Product (GDP)

Chỉ số này đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên một quốc gia, không xét đến yếu tố quốc tịch của các công ty sở hữu các nguồn lực này. Có 4 yếu tố chính cấu thành giá trị GDP gồm : tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng. Chỉ số này đƣợc công bố hàng quý trên cơ sở so sánh tỷ lệ % tăng giảm quý này so với quý trước, năm này so với năm trước. Chỉ số này có ảnh hưởng quan trọng trên thị trường sau khi được công bố.

►Wholesale trade

Bản báo cáo về chỉ số này bao gồm các thống kê về doanh số và hàng tồn kho ở giai đoạn thứ 2 của chu kỳ kinh doanh… số liệu về doanh số không nhắc đến tiêu dùng cá nhân, vì thế nó không thay đổi được thị trường. Các hàng tồn kho bán buôn này đôi khi thay đổi của nó làm thay đổi tổng lượng hàng tồn kho (gồm hàng tồn kho ở cơ sở sản xuất, hãng buôn, điểm bán lẻ) và có thể ảnh hưởng đến GDP. Qua số liệu được công bố ta có thể biết được môt phần nhỏ phản ứng của thị trường, thường thì số liệu này sẽ không được công bố rộng rãi trừ các nhà kinh tế thị trường.

►FOMC Meeting Minutes

FOMC= Federal open market committee. Là ủy ban đề ra chính sách lãi suất và tín dụng của hệ thống dự trữ liên bang, cơ quan quan trọng nhất làm ra chính sách tiền tệ, đứng đầu hiện thời là chủ tịch Janet Louise Yellen. FOMC họp 8 lần một năm, trong các buổi họp này các thành viên FOMC sẽ xem xét chính sách tiền tệ nên thay đổi như thế nào?

► Fed Chairman Testifies

Là phiên điều trần trước quốc hội của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Một năm có hai phiên vào tháng 2 và tháng 7 hàng năm. Mỗi phiên điều trần kéo dài hai ngày. Ngày thứ nhất là dành cho chủ tịch FED báo cáo lại tình hình kinh tế bao gồm tập trung ba vấn đề chính. Một là cái kỳ vọng kinh tế của Fed cho 6 tháng tiếp theo, hai là tình hình lạm phát và ba là tình trạng việc làm. Trong ngày thứ hai chủ tịch FED sẽ phải trả lời các câu hỏi từ các thành viên đại biểu của lưỡng viện Hoa Kỳ. Đây là một sự kiện quan trọng đối với toàn financial market nói chung chứ không riêng gì thị trường tài chính Mỹ hay đồng USD. Nếu FED thể hiện cái nhìn lạc quan về nền kinh tế tương lai thì chứng khoán và đồng đô la Mỹ sẽ lên, ngược lại nếu họ bi quan về viễn ảnh tương lại thì chứng khoán giảm.

► Federel Fund Rate & FOMC Statements

Fed Fund Rate (xem phần viết về cục dự trữ liên bang Mỹ Fed)

►Export price

Báo cáo được công bố bởi Cục thống kê lao động và chỉ số này đo lường thay đổi trong giá các sản phẩm được sản xuất ở Mỹ và xuất khẩu đi các nước khác.

►Import price

Báo cáo được công bố bởi Cục thống kê lao động và chỉ số này đo lường thay đổi trong giá các sản phẩm được mua từ các quốc gia khác bởi các nhà nhập khẩu Mỹ.

►Core PPI

Chỉ số PPI lõi, đã trừ đi năng lượng và thực phẩm.

► Everage Hours Earnings (AHE)

AHE là một chỉ số quan trọng chỉ ra lạm phát trong chi phí lao động và sự căng thẳng của thị trường lao động, đôi khi Cục dự trữ liên bang sẽ xem xét số liệu này trước khi có những điều chỉnh về lãi suất.

Đây là chỉ số có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường, là dấu hiệu của lạm phát lương, giống như giá cà hàng hóa và dịch vụ, giá cả lao động phản ánh lên chính sách tiền tệ. Giá cả lao động tăng nhanh chỉ ra rằng có quá nhiều tiền chi ra để được ít hàng hóa hơn, gia tăng không mong đợi ở AHE dẫn đến tăng lãi suất, thị trường trái phiếu xem xét gia tăng trong AHE dẫn đến lạm phát cho chi phí lao động, và gây ra lạm phát nếu có sự gia tăng vuợt mức của sản phẩm sản xuất. Lạm phát lương cao dẫn đến thị trường chứng khoán giảm do tăng lương làm giảm lợi nhuận, tăng lãi suất dài hạn và đưa đến việc Fed tăng lãi suất để chống lạm phát. Ảnh hưởng của AHE là không rõ ràng, lương tăng làm tăng chi phí dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh, tuy nhiên nó làm tăng lãi suất danh nghĩa hơn khi Fed áp dụng chính sách thắt chặt, và tăng lãi suất về cơ bản sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng lên. Liên quan đến AHE còn có một chỉ số gọi là Employment Cost Index (ECI) được công bố hàng quý, trong khi AHE công bố hàng tháng và nó chỉ ra mức tăng lương so với tháng trước. Tuy vậy, việc so sánh 2 chỉ số này cần lưu ý một vài điểm: ECI đo lường chi phí lao động và nó bao gồm cả lương tuần, lương tháng và chi phí quyền lợi của người lao động như bảo hiểm các loại, không như AHE, ECI không bị ảnh hưởng bởi ca làm việc giữa các ngành công nghiệp lương thấp và lương cao hay việc làm lương cao-thấp trong mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp, ECI đại diện cho chi phí lao động cho các việc làm toàn thời gian giống nhau, thay vào đó, AHE có thể gia tăng do nhiều cá nhân được tuyển ở vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng tốt hơn, có mức lương trả cao hơn, điều này gia tăng trong AHE chứ không gia tăng trong ECI, không như ECI, AHE tăng do sự gia tăng nhất thời trong lương mỗi giờ làm việc, qua những điều trên, ta thấy rằng bản báo cáo ECI có phần quan trọng hơn AHE khi nó được dùng để xem xét rằng có tăng lạm phát lương hay chi phí lương hay là không.