Dãy Fibonacci là gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả

Khái niệm

Chắc hẳn trong cuộc sống, chúng ta đã sử dụng tỉ lệ Fibonacci rất nhiều, tuy nhiên có thể vì lý do nào đó mà chúng ta không để ý hoặc không biết. Vì thế, tốt hơn hết, bạn hãy học nó và tìm cách sử dụng nó. 

Về lý thuyết, có 2 loại Fibonacci chính là Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui) và Fibonacci Extension (Fibonacci mở rộng).

Đầu tiên, nguồn cội của dãy số Fibonacci được nhà toán học Leonard Fibonacci phát minh ra.

Leonardo Pisano (1170-1250), tên thường gọi là Fibonacci một nhà toán học người Ý, đã sáng tạo ra các chuỗi thuộc số mang tên ông. Từ trái qua phải sau 2 số đầu tiên , giá trị gia tăng dần trong chuỗi số mà mỗi số sau được quyết định bởi tổng của 2 số liên tiếp phía trước. Ví dụ :

0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, số kế tiếp là 610….

Thật quá dễ hiểu đúng không nào?

Nâng cao một chút nhé:

Trong dãy số Fibonacci, nếu bạn lấy tỉ lệ của bất kì con số nào với con số kế tiếp ngay sau nó, kết quả đều sẽ là 0.618. Ví dụ : 34/55 = 0.618, 55/89 = 0.618…

Wow, thật vi diệu đúng không nào?

Tiếp tục nhé:

Nếu bạn lấy tỉ lệ luân phiên giữa các số , lấy 1 số bất kỳ chia cho số kế tiếp của số kế tiếp sau nó, kết quả sẽ là 0.382. Ví dụ, 34/89 = 0.382 hay 55/144 = 0.382….

Wow, lại tiếp tục vi diệu.

Nhưng đặc biệt vi diệu nhất nữa là: 1-0.618 = 0.382.

Những tỉ lệ này được gọi là tỉ lệ vàng của dãy số Fibonacci.

Các mức Fibonacci

Về cơ bản, Fibonacci có 2 mức, là mức thoái lui và mức mở rộng:

Với các mức Fibonacci thoái lui sẽ là: 0.236, 0.382, 0.500, 0.618, 0.764.

Còn các mức Fibonacci mở rộng sẽ là: 0, 0.382, 0.618, 1.000, 1.382, 1.618.

Trong một số phần mềm giao dịch của bạn, nó sẽ tự tính toán các mức này của công cụ Fibonnaci, nên bạn không cần phải mất công để tính toán làm gì. Nhưng nếu các bạn biết tính toán thì quả thực đó là một lợi thế không nhỏ.

Các loại Fibonacci

Các loại Fibonacci tương ứng với các phương pháp nhất định, chúng ta cùng tham khảo các loại này nhé:

+ Thứ nhất, Fibonacci arcs (FA) dùng để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự khi đồ thị giá tiếp cận với đường cong. Đây là một kỹ thuật phổ biến là theo dõi cả hai đường FA, FF (Fibonacci Fan) và dự đoán mức hỗ trợ/kháng cự tại điểm giao giữa đồ thị giá và đường FA/FF.

Nên nhớ rằng đồ thị giá cắt đường FA tại điểm nào còn tùy thuộc vào kích cỡ của đồ thị, nói cách khác đường FA được vẽ lên đồ thị nên nó có mối tương quan với kích cỡ cân đối của đồ thị trên màn hình phần mềm MT4. Tham khảo hình bên dưới:

+ Thứ hai, Fibonacci Fan (FF) được vẽ bằng cách kết nối hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của giai đoạn phân tích. Sau đó, một đường thẳng đứng sẽ được vẽ qua điểm giá cao nhất. Tiếp theo đó 3 đường chéo sẽ được vẽ từ điểm giá thấp nhất, cắt đường thẳng đứng tại 3 mức 38.2%, 50.0%, 61.8%.

Bạn có thể thấy khi đồ thị giá gặp đường FF cao nhất (điểm A), đồ thị giá không thể vượt qua đường FF trong nhiều ngày. Khi giá vừa vượt qua đường FF, nó liền rớt nhanh chóng đến điểm đáy trên đường FF thứ 3 (điểm B và C) trước khi tìm được ngưỡng hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng khi giá di chuyển qua điểm đáy (điểm C), nó di chuyển một mạch tới điểm cao nhất (điểm D) trên đường FF thứ 1 và cũng là điểm kháng cự, sau đó rơi xuống điểm giữa trên đường FF thứ hai (điểm E) trước khi đổi chiều đi lên. Tham khảo hình bên dưới:

+ Thứ ba, Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị). Sau mỗi giai đoạn biến động giá chính (có thể lên hoặc xuống), giá thường có xu hướng đảo ngược xu hướng (toàn bộ hoặc một phần). Khi giá đảo chiều, các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mới thường nằm trên hoặc gần đường FR (xem đồ thị – ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tại đường Fibonacci 23.6% và 38.2%).

Fibonacci Retracements trong phần mềm MT4.

+ Cuối cùng, Fibonacci Time Zones bao gồm một loạt các đường thẳng đứng. Sắp xếp theo trật tự của dãy Fibonacci 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Cũng như các đường khác, diễn biến thay đổi của giá thường có mức hỗ trợ/kháng cự nằm gần hoặc trên các đường thẳng đứng này.

Fibonacci Time Zones với các đường thẳng đứng trên MT4.

Hướng dẫn sử dụng

Trong 4 loại Fibonacci trên, thông thường chúng ta sẽ chỉ dùng một hoặc hai loại, kể cả các trader chuyên nghiệp cũng vậy. Các nhà giao dịch sử dụng các mức Fibonacci Retracements (thoái lui) như các mức kháng cự và hỗ trợ hiệu quả. Họ sử dụng các mức này để vào lệnh mua / bán hoặc xác định mức chặn lỗ. Trong khi đó, các mức Fibonacci mở rộng thường được sử dụng trong việc xác định mức lấy lợi nhuận.

Trong phần mềm MT4 hoặc các phần mềm khác, thường có sẵn công cụ vẽ Fibonacci. Để vẽ Fibonacci vào biểu đồ, bạn cần xác định điểm thấp nhất và điểm cao nhất trong 1 xu hướng của thị trường.

Một ví dụ cụ thể về sử dụng Fibonacci trong một trường hợp ứng dụng cụ thể của một lệnh giao dịch:

Cặp ngoại tệ GBPUSD đang trong một xu hướng tăng, với các đỉnh/đáy đã được hình thành rõ ràng, sau đó chúng ta dùng Fibonacci Retracements, nối giữa đỉnh và đáy gần nhất được hình thành, sau đó chuỗi dãy số Fibonacci đã được tính toán sẽ hiện ra dưới dạng các mức level như 38.2, 50.0,61.8,…

Và khi đó giá hồi về trong xu hướng tăng, lọt vào vùng 50% của Dãy Fibonacci Retracements này chúng ta có thể vào lệnh Buy theo xu hướng, và rõ ràng xu hướng tăng rất mạnh sau đó.

Một ví dụ cụ thể trong thực tế khi ứng dụng Fibonacci.

Tuy nhiên như đã nói ở nhiều bài trước, không gì là 100% cả, và Fibonacci dù kỳ diệu đến mấy cũng không thể đảm bảo được 100% thành công cho bạn nếu bạn không có các kiến thức khác