Đại khủng hoảng kinh tế 1929- 1933

Căn nguyên cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân giống các cuộc khủng hoảng trong thế giới tư bản chủ nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu là do sức sản xuất quá mạnh, quá nóng trong khi nhu cầu người dân không có mức tăng tương ứng, làm cho Cung vượt quá Cầu. Là cuộc khủng hoảng về cơ cấu, do sự phân chia thành quả lao động không công bằng: chủ nhiều, người lao động ít. Đây là thời kỳ công nghiệp hóa, trong đó cơ giới hóa được đẩy mạnh. Các phương thức tổ chức, quản lý sản xuất được cải biến, dẫn đến khả năng sản xuất ra sản phẩm ngày càng nhiều trong lúc lao động dư thừa bị đẩy ra xã hội ngày càng tăng. Họ không có khả năng và điều kiện mua hàng âu cũng là điều tất yếu. Điều này phần nào giải thích vì sao cuộc khủng hoảng lại xảy ra ở những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… Ở đây, Mỹ là nước tư bản phát triển nhất. Hệ thống phân phối xã hội của Mỹ lúc đó có vấn đề, phần lớn thu nhập quốc dân chỉ tập trung trong tay một số ít người, lợi nhuận tăng từ 1922- 1929 là 76%, thì lương công nhân chỉ tăng 33%, viên chức tăng 42%. Trong khi đó, lợi tức cổ đông tăng trên 100%. Rõ ràng là người lao động đã không được hưởng phần xứng đáng của họ trong chỉ số tăng của nền kinh tế. Tất cả những điều như trên đã đưa đến một cuộc khủng hoảng thừa, đưa đến hiện tượng các nhà tư sản vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, họ tự tay phá nhà máy, đánh đắm tàu, đổ của cải xuống biển… để giữ giá sản phẩm. 

Cuộc khủng hoảng 1929- 1933 diễn ra đầu tiên ở Mỹ. Đó là vào ngày 29.10.1929 (ngày thứ sau đen tối), thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Cũng từ đó trở đi, U.S Stock liên tục bị bán tháo, cổ phiếu của các cổ đông lớn trở thành đống giấy lộn. Từ thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội… Hàng triệu người bị thất nghiệp, hàng triệu người bị mất nhà cửa. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng này là vào năm 1932, sản xuất than bị đẩy lùi xuống mức năm 1904, sản xuất gang bị đẩy lùi xuống mức của năm 1876. Thậm chí có những những chỉ số kinh tế bị đẩy lùi xuống những năm của thế kỷ XIX, thu nhập quốc dân giảm xuống 1⁄2. 

Khủng hoảng diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ( riêng tại pháp, khủng hoảng kéo dài đến 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản: Sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38% (riêng Mỹ là 46%), Đức chịu tốc độ âm 47%, tính riêng mỹ đã có 13 vạn công ty phá sản; trong lĩnh vực tài chính, hàng ngàn nhà băng bi đóng cửa ( riêng mỹ chiếm 40% số ngân hàng bị phá sản của thế giới); trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng triệu ha cây trồng đã bị phá (riêng mỹ có tới 75% nông trại phá sản, người ta giết hàng trăm triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng triệu triệu lít sữa. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp, hàng triệu nông dân bị phá sản, đời sống của những người lao động hết sức cùng cực và làm bùng nổ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Tính từ năm 1929- 1932, trong số mười năm nước tư bản đã có tới 18 ngàn cuộc bãi công với sự tham gia của 8.5 triệu người. 

Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư bản ở các nước vì vậy đòi hỏi các nước phải tìm ra một con đường để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mỹ thì tìm cách đưa hàng sang các nước thuộc địa, hoặc rút vốn đầu tư ở các thuộc địa. Đối với các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật thì tìm cách phát xít hóa bộ máy chinh quyền, tăng cường chạy đua vũ trang, gây lại chiến tranh Thế giới (ở Đức, năm 1933 Hít-le lên cầm quyền, thiết lập chế độ phát xít. Ở Nhật năm 1936, chính quyền phát xít cũng được thiết lập). Sự ra đời của trục phát xít Bec-lin – Rôma – Tokyo đã làm cho mâu thuẩn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt làm bùng nổ nguy cơ của cuộc đại chiến thế giới lần II.