Đại chiến thế giới lần II (1939- 1945)

Là cuộc chiến thế giới thảm khốc bắt đầu kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan và ngày 1.9.1939 và chấm dứt năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và Trục theo chủ nghĩa Phát xít. Hầu hết mội lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ Châu Nam cực và Nam Mĩ. Đây là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại. 

Sau cuộc chiến Châu Âu bị chia ra làm hai phái. Một chịu ảnh hưởng của phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, phía còn lại chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước phụ thuộc Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch khống chế chính trị thông qua viện trợ kinh tế mang tên kế hoạch Marshall, trong khi các nước kia trở thành nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương- NATO. Trong khi Đông Âu liên kết đồng minh trong hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh lạnh sau này. Tại Châu Á, Nhật Bản bị tây hóa do sự chiếm đóng của quân độ Hoa Kỳ, trong khi China bị chia thành hai nước: Cộng hòa nhân dân trung hoa và Trung hoa dân quốc tại Đài Loan.

Một trật tự mới cho thế giới đã thay đổi 

Chiến tranh thế giới giới thứ hai đã đặt ra một trật tự thế giới mới mà các cường quốc giữ vai trò cầm trịch. Thời kỳ chiến tranh lạnh (1945- 1991) hiện hữu một thế giới lưỡng cực đối đầu nhau giữa khối của Liên Xô ( khối phương Đông gồm Liên Xô và các đồng minh trong hiệp ước Warsawa) và khối của Mỹ (khối phương Tây gồm Mỹ, NATO và các đồng minh). Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, thế giới rơi vào tình trạng đơn cực với khối phương Tây chi phối toàn bộ. Còn bây giờ thế giới lên cơn nóng lạnh tùy theo tình trạng của mối quan hệ tay ba Mỹ- Nga- China (Tầu Khựa). Châu Âu và Mỹ đôi lúc có “màu mè” với nhau nhưng đó chỉ là những cái “giận lẫy” của những người yêu nhau. Hơn nửa thế kỷ qua, thế giới đã thay đổi và ngày càng khác trước nhiều hơn. Bản đồ thế giới cũng được vẽ lại với sự chia cắt, ra đời hàng loạt nước mới. Hiện nay Liên hiệp quốc có 193 thành viên. Thế giới ngày nay là một cấu trúc liên lập, mỗi nước độc lập nhưng có những mối liên kết với nhau về nhiều phương diện. Không nước nào có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp được nếu đứng riêng ra (tự cô lập hay bị cô lập – tình huống của Nga hiện tại). Thế giới ngày nay cũng là một thế giới phẳng với sự bao trùm của công nghệ cao và internet. Vai trò của Mỹ, tuy vẫn là cường quốc số 1 toàn cầu, như đã giảm sút với sự trở lại của Nga (vốn kế thừa Liên Xô cũ) và sự nổi lên của một số nước mới, trong đó nổi bật là China, Ấn Độ, Brazil… Ngay ở từng khu vực, từng châu lục cũng có những tiểu cường quốc mới. Và điều đáng nói nhất và cũng đe dọa nhất là thế giới đang ngày càng có nhiều bất trắc và bất ổn hơn- cả thiên tai lẫn nhân tai. Trung tâm điểm của thế giới đã dịch chuyển về Châu Á- Thái Bình Dương. Xung đột, nội chiến xảy ra khắp nơi… Chưa bao giờ chủ nghĩa khủng bố quốc tế lại lộng hành như bây giờ. Vừa mở rộng khắp toàn cầu, vừa tàn khốc hơn. 

Kết quả cuối cùng của ba sự kiện lớn bên trên là đẩy các cường quốc lâm vào xiềng xích của nợ nần chồng chất. Đồng thời biến Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu về kinh tế và quân sự. Với vai trò đó, nó sẽ mở đường, dẫn dắt các quốc gia trên thế giới tham gia vào một trật tự mới. 

Vai trò của Mỹ trong tiến trình hình thành trật tự thế giới mới 

Với vai trò là đầu tàu kinh tế và quân sự thế giới sau ba sự kiện lớn bên trên, đế quốc Mỹ là quốc gia dẫn dắt toàn thế giới tham gia vào một trật tự mới. Phương thức tiến hành của Mỹ được thực hiện qua hai con đường chính, một là tạo ra khủng hoảng kinh tế, thứ hai là gây ra chiến tranh mà trong đó Mỹ có thể trực tiếp tham chiến or gián tiếp là kẻ đứng sau giật dây. 

Hình 4.4: Tham vọng xây dựng một chính phủ toàn cầu cùng với cách thức thực hiện được thể hiện ở mặt sau đồng 1$
Hình 4.5: Vai trò dẫn dắt của Mỹ trong tiến trình tạo thành một chính phủ toàn cầu; hình ảnh chú chim đại bàng chân phải nắm bó lúa mạch đại diện cho hòa bình; chân trái nắm bó mũi tên đại diện cho chiến tranh

Một điều có thể thấy dù là khủng hoảng hay chiến tranh thì nền kinh tế nói chung của quốc gia, khu vực đó cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để xử lý những hậu quả tồi tệ đó tất yếu người ta cần đến tiền. Mà tiền thì lấy từ đâu? Câu trả lời là có hai nguồn chính. Cách thức thông thường thứ nhất là các chính phủ có thể trực tiếp in đồng tiền nội tệ của mình. Nhưng in tiền quá nhiều sẽ gây ra lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát mà quá cao và kéo dài thì dân chúng mất niềm tin vào chính đồng tiền của họ. Khi niềm tin bị xoáy mòn theo năm tháng thì không ai còn muốn nắm giữ đồng tiền do chính phủ in ra. Nhu cầu nắm giữ không có thì tiền càng giảm giá. Vòng xoáy này là điều không một chính phủ nào muốn xảy ra với đồng tiền nước mình cho nên họ tìm cách thứ hai là đi vay nợ nước ngoài. Ưu điểm của cách thức này là nó không gây ra lạm phát nhưng gánh nặng nợ nần sẽ đổ dồn lên đầu người dân. Nợ thì phải trả. Trả không nổi thì chủ nợ tịnh thâu tài sản thế chấp. Đó là một tư duy thông thường mà ai cũng hiểu. Thế nhưng đối với các khoản nợ của một quốc gia thì tịch thu cái gì? Ai sẽ là chủ nợ đứng ra tịch thu tài sản thế chấp? Phần trình bày dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thấu những câu hỏi như này, qua đó làm nền tẳng cơ bản để hiểu và dự báo được diễn biến của các vấn đề địa chính trị trên thế giới. 

Bộ ba Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế là những tổ chức lớn trực tiếp dẫn dắt thế giới tham gia vào một chính phủ toàn cầu

Liên hiệp quốc (or Liên hợp quốc) 

Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường được viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ  chính thức:tiếng Ả Rập,tiếng Anh,tiếng Nga,tiếng Pháp,tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung. 

Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, chủ yếu gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEF). 

Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng thư kí, đương nhiệm là Ban Ki-moon, người Hàn Quốc. 

Kinh phí hoạt động của Liên Hiệp Quốc được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên. 

Hình 4.6: Thành viên Liên hiệp quốc