ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỒNG TIỀN CHÍNH-ĐỒNG ĐÔ LA MỸ(USD)

Currency market bao gồm tám đồng chính xét theo mức độ phổ biến trong giao dịch. Tám đồng tiền này đại diện cho tám nền kinh tế phát triển vào bậc nhất trên thế giới và mỗi nền kinh tế này bao gồm những đặc điểm tương đối khác biệt nhau. Do đó, gây ra những vận động khác nhau của các đồng tiền tương ứng. Khi có bạo loạn về chính trị người ta tìm về với CHF như là một nơi trú ẩn an toàn. Nguyên nhân là do đất nước Thụy Sĩ vốn là cái túi tiền chung của các nhà tư bản, tài phiệt, đánh ai thì đánh chứ không ai ngu gì đi đánh vào túi tiền của mình. Khi có bạo loạn về tài chính người ta chạy vào USD vì U.S Bonds luôn là bức tường thành trú ẩn cuối cùng, bài học này rõ ràng nhất vào kỳ khủng hoảng 2008 vừa qua. Mặc dù cơn bão (khủng hoảng) chính có xuất phát điểm từ Mỹ, nhưng người ta bất chấp, vẫn chạy vào trung tâm cơn bão để tránh. Lý do là vì nhìn quanh thế giới vẫn không tìm ra ai tốt (kinh tế mạnh) hơn Mỹ. Khi kim khoáng quặng tăng giá, đô la Úc châu là lựa chọn ưu tiên, căn nguyên là vì kinh tế Úc lấy xuất khẩu kim khoáng sản làm trọng. Khi nông sản tăng giá đồng Kiwi (NZD) có nhiều cơ hội đi lên… Tất cả những điều như vừa nói trên đây đều xuất phát từ đặc tính kinh tế của mỗi nước mà ra. Do đó, những trader khi vào cuộc chơi với một vốn hiểu biết căn bản về mỗi đồng tiền cơ sở sẽ có xác xuất giành phần thắng nhiều hơn. Phần dưới đây sẽ lần lượt đi sâu vào chi tiết đặc điểm của mỗi đồng tiền cũng như đặc tính của nền kinh tế tương ứng với đồng tiền đó.

Đồng USD

Khái quát chung

Trong currency market, USD hiện thời là King. Kết luận như vậy không có gì là quá khi đồng đô la mỹ chiếm tới hơn 80% trong các giao dịch, thanh toán quốc tế. Các bác không thể cầm VND đi thanh toán hàng hóa, dịch vụ ở khắp nơi trên thế giới, nhưng lại có thể dùng đồng USD trong đó. Cũng bởi vị thế độc tôn này nên mọi vận động, dịch chuyển của đồng USD trở nên đặc biệt quan trọng đối với giới tài chính nói chung và currency trader nói riêng.

Kinh tế Mỹ với đặc trưng là nền kinh tế lớn nhất hành tinh
kinh tế Nhật, năm lần kinh tế Đức và bảy lần kinh tế Anh tính theo phương thức ngang giá sức mua. Đặc trưng căn bản nhất của U.S economy là một nền kinh tế dịch vụ với gần 70% sản lƣợng của GDP đến từ các loại dịch vụ như real estate, transpotation, finance, health care.

(*)

(*) Ghi chú: Theo số liệu mới (01/2015) nhất thì China hiện thời đã xoắn ngôi Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất hành tinh theo phương diện ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP). Tuy nhiên xét theo mức độ phổ biến trong giao dịch thì đồng CNY của China hiện mới chỉ chiếm 2.17% trong tổng số các giao dịch tài chính xuyên quốc gia (theo Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication- SWIFT). Mặc dù đứng thứ 5 trong list danh sách các đồng tiền được trao đổi phổ biến, nhưng CNY không phải là một đồng tiền được thả nổi tự do trên currency market giống như các đồng tiền lớn khác. Chính sách tỉ giá của China là neo đồng nội tệ trong một biên độ giới hạn với đồng USD(biên độ đó giao động trong khoảng 6-> 7CNY đổi một USD-please check), chính vì chính sách này của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (People’s Bank of China- PBOC) nên đồng CNY không được xét đến nhiều trên phương diện trading thuần túy. Trên marrket, người ta xài đồng JPY để trade thế đồng CNY mỗi khi có sự kiện liên quan đến China. Lý do là vì China và Japan là những quốc gia đầu tầu đại diện cho nền kinh tế khu vực Á Châu, song song với đó là sự tƣơng đồng của hai nền kinh tế này đều lấy xuất cảng làm trọng

Hình 2.1: GDP của Mỹ và một nền kinh tế khác

Hình 2.2: Cơ cấu đóng góp GDP của các ngành dịch vụ, công nghiệp Mỹ

Mỹ cũng là nơi có thị trường vốn (cổ phiếu) và trái phiếu phát triển vào bậc nhất trên thế giới. Giới đầu tư nói chung đặc biệt yêu thích và luôn tăng cường mức đầu tư vào các loại tài sản Mỹ. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì đầu tư trực tiếp nƣớc ngoài vào Mỹ chiếm khoảng 40% tổng lượng trên toàn cầu và nền kinh tế Mỹ HẤP THỤ khoảng 71% trong số đó. Tôi nhấn mạnh hai chữ hấp thụ để nói nên sự kiện một số nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng (khoảng 29%) đối với mức lợi tức đạt được từ việc đầu tư vào các tài sản Mỹ. Khi không hài lòng với mức lợi tức này, họ sẽ bán lại các tài sản định giá bằng $ và tìm kiếm các loại tài sản có lợi tức cao hơn ở những vùng đất khác. Hành động này sẽ tác động trực tiếp đến giá trị các lớp tài sản định giá bằng $ cũng như bản thân chính đồng đô la Mỹ.

Xét trên phương diện quy mô xuất nhập cảng, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất cho hầu hết các quốc gia. Chiếm 20% tổng số thương mại trên thế giới. Do đó, những biến động tăng giảm của đồng $ sẽ gây ra những tác động đến hoạt động thương mại toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước mà Mỹ là đối tác lớn nhất. Sự giảm xuống trong giá trị của USD sẽ có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Mỹ đồng thời gây khó cho hoạt động nhập khẩu. Ngược lại, một đồng USD tăng giá sẽ gây lợi cho hoạt động nhập cảng và gây khó cho việc bán hàng ra bên ngoài của các doanh nghiệp Mỹ. Các biểu đồ dưới đây liệt kê danh sách những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
Các mặt hàng xuất cảng lớn nhất của Mỹ là ô tô, phụ tùng ô tô, máy công nghiệp, các loại linh kiện điện tử… Trong những năm trước đây Mỹ luôn là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất, nhưng cho đến thời điểm hiện tại (từ 6/2014 đến nay), nhờ công nghệ khai thác dầu từ đá phiến sét đã chuyển Mỹ từ một nhà khẩu lớn nhất gia nhập hàng ngũ những nhà xuất khẩu dầu trong hiện tại. Điều này có nghĩa là gì trong tương lai? Câu trả lời là OIL từ nay ít còn lực đỡ hơn xưa và cùng với đó là biến Mỹ thành quốc gia có nhập khẩu dòng ngày càng ít đi.

Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Châu âu, Mexico, Nhật bản, China.
Mức thâm hụt thương mại của Mỹ thường đƣợc duy trì ở mức cao trên 5% GDP, và được các kinh tế gia coi là không bền vững vì nó được dựa trên các dòng đầu tư nước ngoài đang tiếp tục đổ vào nước Mỹ.

Cục dự trữ liên bang mỹ (FED) là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ độc lập của Mỹ. Được thành lập với chức năng tổ chức và điều hành Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC- Federal Open Maket Committee). FOMC được thành lập bao gồm bảy quan chức FED chính là bảy thành viên của hội đồng thống đốc do tổng thống chỉ định và được quốc hội phê duyệt, cùng với năm chủ tịch đại diện của mười hai ngân hàng dự trữ các bang. FOMC tổ chức tám cuộc họp mỗi năm để đưa ra các quyết định về lãi suất và các dự báo về triển vọng kinh tế.

Với vai trò là ngân hàng trung ương độc lập, các quyết sách của FED ít chịu tác động của chính trị. Định kỳ mỗi sáu tháng, hàng năm vào tháng hai và tháng bảy, FED sẽ xuất bản báo cáo về chính sách tiền tệ và chủ tịch FED có trách nhiệm tường trình báo cáo này trước quốc hội. Đây là một trong những bản báo cáo quan trọng vào bậc nhất đối với trader, nó bao gồm các dự báo về tăng trưởng, dự báo lạm phát và tình hình việc làm của the FED. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của the FED cũng như bao central bank khác trên thế giới là ổn định giá cả và đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuân thủ theo quy tác đó FED theo đuổi các mục tiêu về kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và cân bằng các mục tiêu tăng trưởng. Hai công cụ mà Fed thường xài để điều hành chính sách tiền tệ là hoạt động thị trường mở và công cụ lãi suất Fed fund rate.

 Hoạt động thị trường mở (Open Market Operations)
Đây là việc mua bán các loại tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc của Fed trên thị trường liên ngân hàng. Đây là một trong những phương thức phổ biến nhất trong điều hành chính sách của Fed. Khi Fed tiến hành thu mua các loại tài sản tài chính cũng đồng nghĩa làm tăng cung tiền trong nền kinh tế và do đó làm cho lãi suất hạ xuống, hoạt động này thường được xài trong các thời kỳ kinh tế suy yếu. Thí dụ gần đây nhất có thể thấy là các gói QE mà FED dùng từ suốt 2009 đến 2014. Ngược lại, trong các thời kỳ lạm phát tăng

cao, FED thường bán ra các loại tài sản này. Qua đó rút bớt một lượng tiền ra khỏi nền kinh tế. Hoạt động này thường được sài trong các thời kỳ kinh tế tăng trưởng quá nóng và lạm phát dâng cao.

 Fed fund rate (tỉ lệ lãi suất cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc)

Nguyên tắc hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung là phải giữ lại một khoản tiền gọi là khoản dự trữ bắt buộc. Ở Mỹ cũng vậy, the Fed với tư cách là ngân hàng trung ương quy định các ngân hàng thương mại phải giữ một lượng tiền mặt nhất định ở chi nhánh của Cục dự trữ liên bang để phòng bị cho những trường hợp bất chắc xảy ra làm cho tình trạng người gởi tiền đến ngân hàng rút tiền tăng cao thì còn lấy đó mà chi trả. Nhưng nếu vì một lý do nào đó khiến cho một hoặc nhiều ngân hàng thương mại thiếu (hoặc không có đủ) khoản này vào cuối ngày, thì Fed buộc họ phải đi vay bổ sung vào cho đủ. Khoản vay có thể từ các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống hoặc cũng có thể vay từ chính the Fed. Khi vay thì phải trả lãi. Và cái mức lãi phải trả này chính là Federal Reserve Fund Rate (Fed Fund Rate) do Fed quy định. Vì phương thức hình thành như trên nên Fed Fund Rate còn được gọi là lãi suất cơ bản. Gọi là cơ bản vì lãi suất này cũng chính là cơ sở để hình thành các mức lãi suất cho vay khác. Khi lãi suất cơ bản tăng lên thì các loại lãi suất khác cũng tăng lên theo, nguyên nhân là do khi đó chính các ngân hàng cũng phải trả mức lãi suất cao hơn khi vay mượn vốn từ ngân hàng khác hoặc từ the Fed. Ngược lại, khi lãi suất cơ bản giảm thì các loại lãi suất khác cũng sẽ giảm xuống do chi phí đi vay của ngân hàng thương mại giảm.

Trong các thời kỳ lạm phát tăng cao. The Fed thường quy định mức lãi suất này cao hơn. Mục đích căn bản khi làm như vậy là Fed muốn làm cho chi phí đi vay của các ngân hàng thương mại trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, họ sẽ có xu hướng dự trữ nhiều hơn, khi dự trữ nhiều hơn đồng nghĩa lượng tiền khả dụng để cho vay giảm đi. Lượng tiền này giảm đi thì giúp thâu rút bớt tiền trong nền kinh tế, lạm phát do đó mà được kiểm soát. Trái lại, trong các thời kỳ kinh tế suy

yếu. Fed thường giảm Fed Fund Rate, qua đó gián tiếp làm giảm các mức lãi suất cho vay khác. Hệ quả cuối cùng là làm tăng cung tiền giá rẻ trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hai công cụ điều hành chính sách trên có thể được xài cùng lúc hoặc cũng có thể xài độc lập. Trong kỳ khủng hoảng 2008 vừa qua, Fed đã chơi cả hai thứ. Một, cho lãi suất hạ về mức thấp kỷ lục dƣới 0.25%. Hai, Fed tung ra lần lượt ba gói lới lỏng định lượng (QE) lớn nhất trong lịch sử tài chính. Kết quả là làm cho kinh tế Mỹ phục hồi từ 2009 tới giờ và thị trường chứng khoán đạt được mức tăng kinh khiếp gần 190% (chỉ số S&P 500) tính từ đáy 2009. Tới thời điểm hiện tại (1/2015) khi tác giả đang viết bản thảo cuốn sách này, Fed đã có những thảo luận tương đối rõ ràng cho một thay đổi lớn trong phương cách điều hành tiền tệ- chính sách thắt chặt tiền tệ ( chu kỳ tăng lãi suất, rút tiền khỏi nền kinh tế). Theo dõi chặt chẽ những hành động này của Fed có thể mang đến cho trader những cơ hội mua bán đầy tiềm năng.

Những đặc tính quan trọng của đồng USD

 Là nơi trú ẩn khi có bạo loạn về tài chính
Bài học này được đúc rút ra sau kỳ khủng hoảng 2008. Cũng như bao kỳ

khủng hoảng trước đó, mặc dù trung tâm của khủng hoảng là tại Mỹ. Nhưng thế giới vẫn bất chấp tất cả để nhảy vào trung tâm cơn bão (đồng USD và các loại tài sản được định giá bằng $) để lánh nạn. Nguyên nhân căn bản có hiện tượng này là vì Mỹ là đất nước có hạng mức tín nhiệm (uy tín) thuộc hạng cao nhất, được hỗ trợ bởi một nền kinh tế mạnh nhất. Uy tín càng cao thì xác xuất giựt nợ của quốc gia đó càng nhỏ. U.S treasury bond được ví như là bức tường thành cuối cùng mỗi khi thế giới có bạo loạn về tài chính xảy ra. Quy luật này vẫn sẽ còn đúng cho tới chừng nào đất nước Mỹ còn giữ được vị trí bá vương trên phương diện kinh tế.

 Chỉ số USD (USD Index) là tấm gương phản chiếu sức mạnh $

Chỉ số này thực chất là một hợp đồng tương lai được niêm yết tại Sàn giao

(*)

dịch hàng hóa tương lai New-York
sáu đồng tiền thành viên, tương ứng với sáu trọng số khác nhau. Trọng số càng lớn thể hiện quốc gia (or vùng) kinh tế đó giao thương với Mỹ nhiều càng nhiều. Theo đó, Châu âu là vùng có giao thương với Mỹ nhiều nhất khi đồng EUR có trọng số cao nhất chiếm tới 57.6%, theo sau lần lượt là JPY (13.6%), GBP(11.9%), CAD(9.1%), SEK(4.2%) và CHF(3.6%). Cho bác nào quan tâm nhiều hơn thì USDx được tính toán như sau:

. Phương thức cấu tạo chỉ số này bao gồm

USDx = 50.143 x EUR/USD^(-0.576) x USD/JPY^(0.136) x GBP/USD^(-0.119) x USD/CAD^(0.091) x USD/SEK^(0.042) x USD/CHF^(0.036)

Khi sức mạnh của đồng USD tăng lên thì chỉ số này tăng theo và ngược lại khi đồng $ giảm giá trị, chỉ số này quay đầu đi xuống. Chỉ số này thường được dùng trong các phân tích liên thị trường như là cây thước đo đại diện cho currency market nói chung.

(*)Ghi chú: Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới, nằm trong thành phố New York. Hai chi nhánh từ ban đầu của Sàn là New York Mercantile Exchange và New York Commodities Exchange (COMEX), nhưng hiện tại hai chi nhánh (công ty) đã sáp nhập.Công ty New York Merchantile Exchange, Inc. là công ty đại chúng bởi vì công ty mẹ của nó là NYMEX Holdings, Inc được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 11 năm 2006, mã chứng khoán NMX. Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đôla về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn

là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới. Sàn của NYMEX đƣợc điều hành bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tƣơng Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn giao dịch. Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT) kí vào bản hợp đồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài chính sau khi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố 11/9/2001 ( Source: Wikipedia).

 USD và Gold có mối quan hệ ngược chiều
Đây có lẽ là một trong những mối quan hệ liên thị trường phổ biến nhất

mà bất cứ một ngƣời giao dịch tài chính nói chung nào cũng đã từng một lần nghe đến. Đây có thể xem là mối tương quan tiêu biểu nhất giữa thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa. Xét trong một xu hướng dài hạn thì khi đồng USD mạnh lên sẽ đẩy GOLD xuống thấp, và ngược lại khi USD xuống thấp sẽ đẩy GOLD lên cao.

Biểu đồ dưới đây là một monthy overlay chart thể hiện rõ nét xu hướng nghịch đảo trong dài hạn của GOLD và USD. Theo đó thì đồng USD mất giá từ suốt quãng đầu năm 2002 kéo dài đến tận tháng 05/2008 đã đẩy giá GOLD tăng từ 270$/ounce năm 2001 đến đỉnh điểm hơn 1900 $/ounce vào năm 2011 trƣớc khi bước vào thời kỳ consolidation để hình thành một formation có tên gọi là bearish falling wedge. Điểm đáng nói ở đây là sự tương đối trùng hợp về thời gian trên biểu đồ của USD. Đồng USD sau một thời kỳ giảm giá kéo dài thì đã bước vào thời kỳ điều chỉnh sớm hơn GOLD để hình thành một bullish rising wedge pattern.

Hình: 2.3: Mối quan hệ nghịch đảo giữa USD và GOLD trên monthy chart. (Nguồn: Tradingview)

Một Bearish falling wedge hình thành trên giá GOLD trong khoảng thời gian USD hình thành pattern bullish rising wedge không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả của một quy tắc liên thị trường kinh điển giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đã tồn tại hàng trăm năm qua.

Có một điểm rất cần lưu ý khi bàn về mối quan hệ giữa USD và GOLD mà ít cuốn sách nào đề cập đến đó là không phải lúc nào quan hệ này cũng đúng. Có những thời điểm USD và GOLD là bạn đồng hành. Tùy vào mỗi thời điểm khi đó vấn đề thị trường đang quan tâm là cái gì mà sự tương quan này có thể mạnh, yếu khác nhau. Ngoài quan niệm thông thường coi vàng là một loại hàng hóa thì nó còn được xem là một loại tiền tệ đặc biệt và người ta chạy vào GOLD khi mất niềm tin vào những loại tiền giấy pháp định do các chính phủ trên thế giới phát hành khác. Thêm vào đó, như có nói ở phần trên, trái phiếu Mỹ là bức tường thành đặc biệt trú ẩn cho những người nắm giữ USD. Khi khủng hoảng niềm tin xảy ra thì khi đó giá vàng tăng và USD cũng tăng do lượng tiền khác chuyển đổi thành USD phục vụ việc mua trái phiếu Mỹ tăng cao. Trật tự USD tăng, vàng giảm sẽ quay trở lại khi các danh mục đầu tƣ đã đƣợc mua bán xong.

Ngược lại khi niềm tin toàn cầu tốt mà 1 lượng lớn trái phiếu nắm giữ thời kì “phòng thủ” cần chuyển đổi ngược lại ra tuồn vào các danh mục mạo hiểm hơn ở trong và ngoài nước Mỹ nhƣ thị trường chứng khoán thì USD lại tạm thời giảm trong khi nhu cầu về Vàng là nơi trụ ẩn niềm tin không còn cần thiết nữa khiến Vàng cũng giảm hấp dẫn và giảm động lực nắm giữ. Khi đó USD giảm và vàng giảm cho đến khi quá trình phân bổ danh mục đầu tư mới toàn cầu hoàn tất. Trật tự lại quay lại như cũ.

Hình 2.4: Mối quan hệ đảo nghịch của USD và GOLD bị phá vỡ khi khủng hoảng niềm tin xảy ra.

Trong suốt khoảng tháng 01/2015, vàng tăng giá và USD cũng tăng giá. Trong khi vàng tăng giá là do Ngân hàng trung ương châu âu ECB thực hiện gói lới lỏng định lượng (QE) khiến cho niềm tin vào tiền giấy (EUR bị lung lay); trong khi USD tăng giá là do market kỳ vọng vào viễn ảnh tăng lãi suất của cục dự trữ liên bang. Trong các tình huống thông thường thì USD tăng là do người ta cần mua USD để tiến hành mua U.S treasury bond chứ không phải do kỳ vọng tăng phân lời như trong tình huống 01/2015 hiện tại.

 Sự khác biệt lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ và nƣớc ngoài là chỉ báo sớm cho xu hƣớng cặp tiền tƣơng ứng

Ở đây có hai khía cạnh cần được nói rõ. Một là sự an toàn. Hai là mức lợi tức đầu tư thu được. Smart $ thường tìm kiếm những tài sản đáp ứng đủ hai yêu cầu này để chạy vào. Thị trường trái phiếu Mỹ là một thị trường lớn nhất và cũng an toàn nhất. Cho nên đương nhiên thỏa mãn điều kiện 1. Khi lợi tức trái phiếu Mỹ tăng lên so với lợi tức trái phiếu nước ngoài thì nó hội tụ đủ điều kiện thứ hai. Từ đó sẽ thu hút nguồn vốn nước ngoài đổ về đây. Ngược lại khi lợi tức Mỹ giảm thấp so với đối tượng được mang ra so sánh, dòng tiền sẽ chạy ra khỏi tài sản được định giá bằng USD. Khi tiến hành mua các tài sản định giá bằng $ có lợi tức cao, nhà đầu tư nước ngoài cần phải bán đồng tiền bản xứ để đổi lấy đồng USD, do đó làm tăng giá trị của dollar. Trong tình huống ngược lại khi bán ra các tài sản Mỹ thu về đồng USD để đi đầu tư vào các loại tài sản khác không được định giá bằng $, người ta cần phải dùng USD đổi lấy đồng tiền bản xứ, qua đó gián tiếp làm giảm giá USD. Biểu đồ dưới đây là ví dụ minh họa rõ nét cho tình huống này.

Theo đó thì từ khoảng tháng 1/2014 chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu mười năm của Anh có xu hướng tăng cao hơn lợi trái phiếu cùng kỳ hạn của Mỹ. Sự chệnh lệch này đẩy dòng tiền chạy về với trái phiếu chính phủ Anh cũng như các loại tài sản được định giá bằng GBP qua đó kéo cặp tiền GBPUSD tăng lên theo. Xu hướng này sau đó bị đảo ngược khi lợi tức trái phiếu Mỹ có xu hướng ngày càng tăng cao hơn lợi tức của trái phiếu Anh Quốc kể từ tháng 7/2014 cho đến tháng 01/2015. Chênh lệch lợi tức Anh- Mỹ giảm kéo cặp tiền GBPUSD giảm theo. Điều này không có gì ngạc nhiên khi hệ số tương quan(*) của mức chênh lệch lợi tức và tỉ giá cặp tiền này lên cao tới 0,92.

Hình 2.4: Chệnh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Anh và Mỹ là chỉ báo sớm cho cặp tiền GBPUSD

(*)Ghi chú: Hệ số tương quan hay còn gọi là mức độ tương quan (Correlation coefficients) là một khái niệm trong môn học Descriptive Statistics (thống kê mô tả) được dùng để đo mức độ tương quan mạnh yếu của hai vật dựa trên chuỗi dữ liệu trong quá khứ. Về mặt lý thuyết giá trị của nó nằm trong đoạn từ -1 đến +1, giá trị âm thể hiện mối tương quan trái chiều. Trị tuyệt đối của nó càng lớn càng thể hiện mức độ tương quan cao. Giá trị bằng 0 là khi hai vật độc lập với nhau. Hệ số này có nhiều cách tính bằng nhiều phần mềm chuyên ngành khác nhau nhƣ SPSS hay Eview. Tuy nhiên, cách thông thường nhất là xài hàm Correl trong excel để tính.

Một số bạn newbie có thể còn đang thắc mắc là làm sao để có được những biểu đồ như trên đúng không? Câu trả lời là bạn phải tự tổng hợp lấy. Phần hướng dẫn chi tiết cách dùng Excel để tính toán, tổng hợp số liệu và vẽ biểu đồ sẽ được tôi trình bày trong phần phụ lục cuối sách cho các bạn tham khảo.

Dưới đây là một thí dụ khác cho thấy vai trò chỉ báo sớm của việc dõi theo mức chênh lệch lợi tức trái phiếu của Mỹ và trái phiếu nƣớc ngoài có cũng kỳ hạn. Theo đó cặp tiền USDCAD tương quan khá chặt chẽ với mức chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu chính phủ kỳ hạn mười năm của Mỹ và Canada.

Hình 2.5: Tƣơng quan giữa cặp tiền USDCAD và mức chênh lệch lợi tức trái phiếu kỳ hạn mƣời năm của Mỹ và Canada

 So sánh mức tăng trưởng của các thị trường chứng khoán có thể tìm ra tín hiệu sớm trong xu hướng cặp tiền

Những lập luận tương tự như đối với thị trường trái phiếu bên trên được áp dụng khi giải thích về mối quan hệ này. Biểu đồ dưới đây là một thí dụ của việc phân tích tỉ số tương quan giữa thị trường chứng khoán Mỹ với thị trƣờng chứng khoán Nhật Bản như là một chỉ báo xác nhận cho cặp tiền USDJPY.

Hình 2.6: Tƣơng quan nghịch giữa cặp tiền USDJPY và tỉ số S&P 500/Nikkei 225

Theo đó thì tỉ số chứng khoán S&P 500 và chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng lên trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 10 năm 2012 cũng là lúc cặp tiền USDJPY đi xuống và tạo đáy ở đó. Từ tháng 10/2012 đến tháng 2/2015, cặp tiền này đi lên cũng là lúc tỉ số này giảm xuống. Hệ số tương quan trong suốt quãng thời gian này là âm 0.59. Điều này có thể được hiểu khi xét đến đặc điểm của nền kinh tế Nhật là lấy xuất cảng làm trọng. Cho nên khi đồng Yên suy yếu (cặp tiền USDJPY đi lên) sẽ mang ý nghĩa hàng hóa Nhật trở nên rẻ hơn lúc trước, điều này sẽ trực tiếp hỗ trợ cho xuất cảng và vì thế thị trường khoán Nhật có lý do để đi lên (tỉ số S&P 500/Nikkei 225 giảm xuống). Trên đây là một thí dụ điển hình của việc giao dịch kết hợp phân tích nhiều thị trường. Những vẫn phân tích tương tự cho các thị trường của các quốc gia khác cũng được tiến hành tương tự và giữ nguyên giá trị của nó.

Những chỉ số kinh tế đặc biệt quan trọng đối với đồng USD

Với đặc trưng kinh tế Mỹ lấy dịch vụ làm trọng. Các số liệu thống kê về lĩnh vực này trở nên đặc biệt quan trọng hơn các nền kinh tế khác. Dưới đây là liệt kê của những chỉ số vào hàng quan trọng nhất đối với đồng USD. Những bàn luận chi tiết về các chỉ số đều sẽ được đề cập đến ở Chương III.

  •   Employment- Nonfarm Payroll (NFP)
  •   Consummer Price Index (CPI)
  •   Gross Domestic Product (GDP)
  •   Trade Banlance
  •   Consummer Confident
  •   Retail Sale
  •   Institute for Supply Management (ISM)
  •   Industrial Productions
  •   Producer Price Index (PPI)
  •   Employment Cost Index