ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỒNG TIỀN CHÍNH-ĐÔ LA CANADA (CAD)

Khái quát chung

Canada là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú trải dài trên khắp lãnh thổ của đất nước. Đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ tập trung ở miền bắc Ontario, ngành công nghiệp dầu mỏ có vai trò quan trọng ở Alberta, Newfoundland và Labrador. Canada có rất nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản quý như là than, đồng, quặng sắt, và vàng. Canada có các công ty hàng đầu thế giới trong việc sản xuất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như: vàng, nickel, uran, kim cương và chì. Một số các công ty lớn nhất của Canada dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho các ngành công nghiệp, như là EnCana, Cameco, Goldcorp, và Barrick Gold. Đại đa số các sản phẩm được xuất khẩu, chủ yếu vào Hoa Kỳ.Năng lượng Canada là một trong số ít các quốc gia phát triển có xuất khẩu ròng (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) năng lượng. Trữ lượng dầu và khí lớn tập trung chủ yếu ở Alberta và lãnh thổ phía Bắc; ngoài ra còn ở các vùng lân cận của British(*)Columbia và Saskatchewan. Theo USGS
Tar Sands khiến Canada thành nước đứng thứ hai thế giới về trữ lượng dầu mỏ,, trữ lượng khổng lồ của Athabasca sau Ả Rập Saudi. British Columbia và Quebec, cũng như là ở Ontario, Saskatchewan, Manitoba và khu vực Labrador, là những nơi có tiềm năng thủy điện rất lớn, đây là nguồn năng lượng phong phú, không tốn kém và thân thiện với môi trường. Điều này phần nào giải thích tại sao Canada là một trong những khu vực tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người cao nhất thế giới. Năng lượng giá rẻ đã kích thích hoạt động và sáng tạo của một số ngành công nghiệp quan trọng, như ngành luyện nhôm quy mô lớn ở Quebec, Alberta và British Columbia.

(*)Ghi chú: USGS (United States Geological Survey)- là một cơ quan khảo sát địa chất của Hoa Kỳ, bốn lãnh vực nghiên cứu chủ yếu của nó là sinh học, địa chất, địa lý và thủy văn.

Trong quá khứ, một vấn đề quan trọng trong chính trị của Canada là trong khi Tây Canada là một trong những khu vực giàu nhất thế giới về các nguồn năng lượng, Bắc Ontario – trái tim công nghiệp của Canada – lại hầu như không có tài nguyên năng lượng gì. Tuy nhiên, vận chuyển dầu Alberta tới miền Tây Hoa Kỳ lại rẻ hơn tới miền Đông Canada. Thành ra, các cảng ở phía Đông Canada lại đi nhập khẩu một số lượng đáng kể dầu từ nước ngoài, và Ontario sử dụng đáng kể điện hạt nhân. Mỗi khi dầu tăng giá, phần lớn dân Canada phải chịu thiệt hại, thì miền Tây Canada lại hưởng lợi. Các chính sách năng lượng quốc gia vào đầu những năm 1980 đã cố gắng để ép buộc vùng Alberta bán dầu giá thấp để phục vụ cho miền Đông Canada. Chính sách này minh chứng sự phân chia sâu sắc và mất đi một cách nhanh chóng tầm quan trọng của nó khi giá dầu sụt mạnh vào giữa những năm 1980. Một trong những phần gây tranh cãi nhất của Hiệp định thương mại tự do Canada-Hoa Kỳ ký năm 1988 là một cam kết rằng Canada sẽ không bao giờ tính tiền năng lượng đối với Hoa Kỳ cao hơn khi tính với người dân Canada. Nông nghiệp mặc dù có đất đai rộng lớn nhưng đất canh tác nông nghiệp của Canada chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và có điều kiện thời tiết luôn thất thường. Tuy nhiên, nông nghiệp Canada đạt được nhiều thành tựu lớn. Canada là một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lúa mì và các hạt ngũ cốc. Canada là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp đến Hoa Kỳ và còn cho cả châu Âu và Đông Á. Giống như tất cả các quốc gia phát triển khác: tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nông nghiệp và mức đóng góp vào GDP của ngành này đã giảm xuống đáng kể trong thế kỷ 20. Giống như các quốc gia phát triển khác, sản xuất nông nghiệp của Canada nhận được nhiều trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Canada là nước ủng hộ mãnh mẽ việc giảm những trợ cấp bóp méo thị trường. Vào năm 2000, Canada chi khoảng 4,6 tỷ CAD hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó 2,32 tỷ thuộc loại trợ cấp “hộp lam” của WTO, có nghĩa là nó không trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường, chẳng hạn như các khoản hỗ trợ cho nghiên cứu hoặc giảm nhẹ thiên tai. Tổng số trợ cấp trị giá 848,2 triệu USD chỉ bằng 5% giá trị sản lượng cây trồng mà họ đã cung cấp, là ngưỡng nhập WTO. Do đó, Canada, chỉ dùng 848,2 triệu USD trong tổng số 4,3 tỷ USD được WTO cho. Khu vực chế tạo mô thức phát triển chung của các nước giàu chuyển dịch cơ cấu từ một nền kinh tế dựa vào khu vực sơ khai sang dựa vào khu vực chế tạo và sau đó là sang dựa vào khu vực dịch vụ. Canada đã không làm theo mô thức này: khu vực chế tạo luôn là ngành xếp hạng hai, mặc dù không phải là không quan trọng. Một phần vì lý do này, Canada đã không chịu nhiều thiệt hại từ những thiệt hại của quá trình phi công nghiệp hóa trong năm 1970 và những năm 1980. Miền Trung Canada là nơi đặt chi nhánh của các hãng chế tạo ô tô Hoa Kỳ và Nhật Bản, và cũng có rất nhiều nhà máy sản xuất linh kiện thuộc sở hữu của các công ty Canada như Magna International và Linamar Corporation. Miền Trung Canada hiện nay hàng năm sản xuất nhiều xe ô tô hơn cả tiểu bang lân cận của Hoa Kỳ là Michigan, trung tâm của ngành công nghiệp chế tạo ô tô Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất đã bị thu hút vào Canada do ở đây có trình độ dân trí rất cao và chi phí lao động thấp hơn so với Hoa Kỳ. Chi tiêu công cộng của Canada cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng là một yếu tố hấp dẫn đầu tư nước ngoài, vì nó giúp cho các công ty đỡ phải chi tiêu nhiều cho bảo hiểm y tế giống như tại Hoa Kỳ.Hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo của Canada đều bao gồm các nhà máy chi nhánh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, mặc dù cũng có một số nhà chế tạo lớn trong nước, như Bombardier Inc.. Điều này đã khiến người dân Canada lo ngại. Các nhà máy chi nhánh thường chỉ tạo ra những việc làm chân tay, còn các công việc nghiên cứu và điều hành chỉ hạn chế tại Hoa Kỳ.Quá trình phi công nghiệp hóa ở Canada đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là tại Ontario (rất phụ thuộc vào các ngành công nghiệp ô tô), khi các doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy tại đây đóng cửa. Khủng hoảng kinh tế làm tình hình xấu hơn, với càng thêm nhiều nhà máy đóng cửa (Oshawa và Windsor, Ontario bị tác động nghiêm trọng).Trong nhiều năm, các hãng sản xuất xe hơi liên tục chuyển việc làm sang Canada nhằm tránh chi phí y tế cao ở Hoa Kỳ. Hiện nay, Ontario là nơi sản xuất xe hơi lớn nhất Bắc Mỹ, thậm chí vượt cả Michigan. Nhu cầu tiêu thụ ô tô tại thị trường Hoa Kỳ giảm sút khiến sản lượng ô tô của Canada giảm 21% năm 2008. Ngành công nghiệp ôtô của Canada lỗ 2,7 tỷ CAD cũng trong năm đó. Khu vực dịch vụ Khu vực dịch vụ ở Canada lớn và nhiều phân ngành, sử dụng ba phần tư lao động của Canada và đóng góp tới hơn hai phần ba GDP. Thu hút nhiều lao động nhất là ngành bán lẻ, sử dụng gần 12% dân Canada. Ngành bán lẻ chủ yếu tập trung ở một số ít chuỗi cửa hàng liên kết trong các khu mua sắm. Trong những năm gần đây, nhiều cửa hàng lớn, như là Wal-Mart (của Hoa Kỳ) và Future Shop (một chi nhánh có nhiều khách nhất của Hoa Kỳ) xuất hiện, đã dẫn đến giảm việc làm trong lĩnh vực bán lẻ và chuyển công việc bán lẻ đến vùng ngoại ô. Phân ngành lớn thứ hai trong khu vực dịch vụ là dịch vụ kinh doanh, chỉ sử dụng ít lao động hơn so với ngành bán lẻ một chút. Phân ngành này bao gồm dịch vụ tài chính, bất động sản, và các ngành công nghiệp truyền thông. Những ngành này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Chúng tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là Toronto và Calgary.Lĩnh vực giáo dục và y tế là hai lĩnh vực lớn nhất của Canada, nhưng cả phần lớn thuộc quyền hạn của Chính phủ. Ngành chăm sóc y tế phát triển nhanh chóng, và là ngành dịch vụ lớn thứ ba ở Canada. Tốc độ tăng trưởng cao của nó đã gây khó khăn cho chính phủ trong việc huy động tài chính cho ngành này. Canada có một ngành công nghệ cao quan trọng, và cũng có cả một ngành công nghiệp giải trí phục vụ không chỉ cho trong nước và mà còn cả cho quốc tế. Ngành du lịch ở Canada có tầm quan trọng ngày càng tăng, với phần lớn các du khách quốc tế đến từ Hoa Kỳ. Mặc dù gần đây Đô la Canada lên giá ảnh hưởng tiêu cực đến ngành này, song các nước như Trung Quốc vẫn tăng số lượng khác du lịch đến Canada. Mối quan hệ với Hoa Kỳ Canada và Hoa Kỳ có quan hệ thương mại chặt chẽ với nhau. Thị trường việc làm của Canada tiếp tục trong tình trạng thuận lợi cùng với tình hình của kinh tế Hoa Kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp hồi tháng 12 năm 2006 đạt mức thấp nhất trong 30 năm qua và là năm thứ 14 liên tục tăng trưởng. Những bất đồng về thuế quan, những hành động quân sự đa phương và tranh cãi về các vấn đề pháp lý của Canada chẳng hạn như hôn nhân đồng giới, quyền lợi người khuyết tật, phân biệt chủng tộc, luật di trú và cần sa hợp pháp đã làm cho quan hệ giữa hai nước có những căng thẳng nhất định.Mặc dù có những khác biệt nêu trên, Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Canada, với kim ngạch bình quân hàng ngày lên tới 1,7 tỷ CAD vào năm 2005. Có tới 81% xuất khẩu của Canada là sang Hoa Kỳ và 67% của nhập khẩu của Canada là từ Hoa Kỳ. Thương mại với Canada đã chiếm 23% xuất khẩu và 17% nhập khẩu của Hoa Kỳ. Năm 2005, thương mại của Hoa Kỳ với Canada nhiều hơn thương mại của Hoa Kỳ với toàn Liên Minh Châu Âu gộp lại, và cũng lớn hơn hai lần thƣơng mại giữa Hoa Kỳ với tất cả các quốc gia Mỹ Latin gộp lại. Chỉ xét riêng thương mại hai chiều thực hiện qua CầuAmbassador giữa Michigan và Ontario đã bằng tất cả xuất khẩu của Hoa Kỳ tới Nhật Bản. Tầm quan trọng của Canada với Hoa Kỳ không chỉ dừng ở các bang có biên giới chung giữa hai nước. Canada là thị trường xuất khẩu hàng đầu của 35 / 50 tiểu bang Hoa Kỳ, và là nước ngoài cung cấp năng lượng nhiều nhất cho Hoa Kỳ. Thương mại song phương tăng 52% trong thời kỳ từ năm 1989 khi Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ-Canada(FTA) có hiệu lực đến năm 1994 khi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) thay thế FTA trên. Kể từ đó, thương mại đã tăng 40%. NAFTA tiếp tục phát huy kết quả của FTA trong việc giảm dần các rào cản thương mại và thiết lập các quy tắc thương mại theo thỏa thuận. Nó cũng giải quyết một số trở ngại tồn tại kéo dài và tự do hóa các quy tắc ở một số lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp, dịch vụ, năng lượng, dịch vụ tài chính, đầu tư và mua sắm của chính phủ. NAFTA tạo thành khu vực thương mại lớn nhất thế giới, với trên 406 triệu dân của ba nước Bắc Mỹ.Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Canada, chiếm hơn một nửa thực phẩm xuất khẩu của Canada. Tương tự, Canada là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Hoa Kỳ, với gần 20% số thực phẩm xuuất khẩu Hoa Kỳ là tới nước hàng xóm phía Bắc. Gần hai phần ba sản phẩm lâm nghiệp của Canada, bao gồm cả bột giấy và giấy, được xuất khẩu sang Hoa Kỳ; 72% tổng số giấy in báo của Canada sản xuất ra cũng đã được xuất khẩu vào Hoa Kỳ.Với kim ngạch 73,6 tỷ dollar Mỹ trong năm 2004, Canada trở thành bạn hàng năng lượng lớn nhất của Hoa Kỳ trong mối quan hệ thương mại, và chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu năng lượng trị giá 66,7 tỷ dollar của Canada. Các mặt hàng chính là dầu, khí đốt tự nhiên và điện. Canada là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Hoa Kỳ và đứng thứ năm trên thế giới về sản xuất năng lượng. Canada cung cấp đáp ứng khoảng 16% nhu cầu nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ và 14% tiêu thụ khí tự nhiên của nước này. Mạng lưới điện quốc gia của Canada và Hoa Kỳ được liên kết với nhau và cả hai quốc gia chia sẻ các thiết bị thủy điện biên giới phía Tây. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp Hoa Kỳ-Canada thông suốt, đôi khi có những tranh chấp thương mại song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và văn hóa. Thông thường những vấn đề này đã giải quyết được thông qua các diễn đàn song phương tư vấn hoặc giới thiệu đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hoặc NAFTA giải quyết tranh chấp. Trong tháng 5 năm 1999, Hoa Kỳ và chính phủ Canada đã thương lượng một thỏa thuận trên tạp chí cung cấp tăng quyền truy cập cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ xuất bản vào thị trường Canada. Hoa Kỳ và Canada cũng có một số các vấn đề liên quan đến thủy sản đã giải quyết. Bởi thỏa thuận thông thường, hai nước đã gửi một báo cáo về vịnh Maine là ranh giới tranh chấp lên Tòa án Tư pháp Quốc tế năm 1981; cả hai được chấp nhận của Toà án vào 12 tháng 10 năm 1984 nguyên tắc chia các ranh giới lãnh thổ biển. Trong năm 1990, Hoa Kỳ và Canada đã ký một thỏa thuận song phương về thuỷ sản, đã phục vụ cho hoạt động ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp và giảm nguy cơ bị thương trong quá trình thực thi cứu giúp sự cố thủy sản. Hoa Kỳ và Canada đã ký một thoả thuận cá hồi Thái Bình Dương trong tháng 6 năm 1999 là ổn định qua việc triển khai thực hiện những sự khác biệt của Thái Bình Dương vào năm 1985 Hiệp ước cá hồi cho thập kỷ tới. Canada và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận hàng không trong thời gian Bill Clinton thăm Canada vào tháng 2 năm 1995, và giao thông hàng không giữa hai nước đã tăng lên đáng kể như là một kết quả.Hai nước cũng chia sẻ trong hoạt động của St Lawrence Seaway, kết nối các Great Lakes đến Đại Tây Dương.Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Canada; vào cuối năm 1999, các cổ phiếu của Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp đã được ƣớc tính $ 116,7 tỷ đồng, hoặc về 72% của tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Canada. Hoa Kỳ đầu tư chủ yếu ở Canada của mỏ và các ngành công nghiệp nấu chảy kim loại, xăng dầu, hóa chất, sản xuất máy móc và thiết bị giao thông vận tải, và tài chính. Canada là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Vào cuối năm 1999, các cổ phiếu của Canada đầu tư trực tiếp tại Hoa Kỳ đã được ước tính $ 90,4 tỷ đồng. Canada đầu tư tại Hoa Kỳ là tập trung vào sản xuất, kinh doanh bán buôn, bất động sản, dầu khí,  tài chính, và bảo hiểm và các dịch vụ khác.Ngân hàng trung ương Canada Hội đồng quản trị của BOC (Bank of Canada) bao gồm bảy thành viên: một thống đống và sáu phó thống đốc. Hội đồng này tiến hành tám cuộc họp một năm để thảo luận về các chính sách tiền tệ của Canada. Ngoài ra, cơ quan này còn xuất bản báo cáo hàng quý về chính sách tài chính, tiền tệ. Đây là một trong những bão cáo quan trọng bậc nhất mà thị trường ngóng đợi từ phía BOC. Cũng giống như ngân hàng dự trữ Úc, BOC thiết lập mục tiêu lạm phát trong khoảng 1%- 3%. Khi lạm phát vượt cao hơn mức mục tiêu này, họ có khả năng sẽ tăng lãi suất. Trong trường hợp ngược lại, họ có thể cắt giảm phân lời. BOC có hai công cụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ là Bank rate và Open market operations.Bank rate (overnight rate) Đây là lãi suất qua đêm mà BOC tính cho các ngân hàng thương mại khi cho họ vay tiền. Vì lãi suất này là cơ sở hình thành các loại lãi suất khác, nên sự tăng giảm của nó sẽ tác động đến toàn bộ cấu trúc lãi suất trong nền kinh tế. Căn cứ vào mục tiêu trong mỗi chu kỳ của nền kinh tế mà BOC thay đổi lãi suất này để lái nền kinh tế theo ý muốn chủ quan của mình. Đặc điểm của đồng CAD biến động cùng chiều với hàng hóa, đặc biệt là giá dầu Đặc điểm này là đương nhiên bởi vì Canada là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất của Mỹ và lớn thứ 5 trên thế giới. Mọi sự tăng giảm của giá dầu sẽ trực tiếp tác động đến nền kinh tế Canada và qua đó làm tăng giảm giá trị đồng tiền quốc gia này.


Hình 2.17: Đô la CAD (CADUSD) biến động tăng giảm với giá dầu thô

Bị tác động mạnh bởi nền kinh tế Mỹ Lý do vì Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Canada. Khi kinh tế Mỹ phát triển, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng cao sẽ là tin tức tốt lành đối với đồng CAD. Nhưng một điểm đang lưu ý đối với traders giao dịch đồng CAD dựa trên các tin tức, dấu hiệu về sức khỏe nền kinh tế Mỹ là khi kinh tế Mỹ tăng trưởng nghĩa là đồng USD được hưởng lợi trực tiếp (USD mạnh), thì đồng CAD qua đó cũng được hưởng lợi theo (CAD cũng mạnh) do đó, ý tưởng Long or Short cặp tiền USDCAD khi kinh tế Mỹ mạnh, yếu thường không phải là ý tưởng hay nhất. Quy tắc bất di bất dịch trong currency trading là mua đồng tiền mạnh nhất bằng đồng tiền yếu nhất. Tất nhiên không ai có thể làm được như thế hoài. Nhưng trong trường hợp đồng tiền CAD, chúng ta thường luôn có thể tìm thấy một cơ hội mua bán nó bằng một đồng tiền khác (like EUR, GBP, JPY …) tốt hơn là đồng USD.Tác động bởi Carry Trade Cũng giống như đô la Úc và New Zealand, đồng CAD là một trong bộ ba đồng tiền hàng hóa thường có lợi tức cao xuất hiện trong các thời kỳ kinh doanh chênh lệch lãi suất của thị trường. Như đã phân tích trong phần nói về đồng Yên Nhật bản, khi hội tụ đủ hai điều kiện là chênh lệch lợi tức lớn và biến động thị trường thấp thì đồng CAD sẽ là đồng chính trong giai đoạn đó. Chênh lệch lãi suất giữa Canada và nước ngoài là chỉ báo sớm cho cặp tiền tương ứng Đặc điểm này có ở cả ba đồng tiền hàng hóa nói chung. Bạn đọc có thể tự thực hành bằng việc so sánh vận động của cặp tiền USDCAD hay bất cứ cặp tiền nào khác với mức chênh lệch lãi suất của đô la Canada và đồng tiền tương ứng như trong phần trình bày về đồng tiền Úc AUD.

page93image2574663648